×

Làm Gì Khi Bị Phê Bình Với Những Đánh Giá Tiêu Cực?

Ngày đăng: 02/12/2021 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 17/11/2022

Không phải lúc nào công việc của bạn cũng thuận lợi. Dù có siêng năng đến đâu thì cũng sẽ có lúc, bạn phải nhận những phản hồi tiêu cực trong quá trình làm việc.

Cho dù đó là một đánh giá không hài lòng từ khách hàng, người quản lý, hay đồng nghiệp, nhận xét tiêu cực là một phần không thể loại bỏ hoàn toàn.

Khi bị phê bình, nó không đồng nghĩa là bạn thất bại hay không có khả năng trong công việc. Hãy học cách đón nhận và xử lý những nhận xét ấy một cách hiệu quả thông qua nội dung dưới đây.

Chọn lọc những lời đánh giá tiêu cực

Khi bị phê bình, những đánh giá tiêu cực sẽ là cơ hội để bạn nhìn nhận và hoàn thiện bản thân. Tuy nhiên, không phải lúc nào, những nhận xét không tốt cũng là chính xác.

làm gì khi bị phê bình
© Freepik.com

Lời phê bình hữu ích chính là khi nó được dựa trên những đánh giá và phản hồi mang tính xây dựng, có luận điểm phù hợp để chứng minh về điểm không tốt của bạn. Chúng không nên là những sự đả kích cá nhân, hay hạ bệ người bị phê bình mà không rõ lý do.

Hãy xem xét thật kỹ khi bị phê bình và nhận được những lời nhận xét không tốt. Nếu vì lý do cá nhân nào đó mà lời phê bình bị cường điệu hóa và không mang lại tác động tích cực tới công việc, bạn có thể không cần phải để tâm quá nhiều. 

Xác định nguyên nhân

Khi bị phê bình tức bạn đang chưa làm tốt một khía cạnh nào đó khiến công việc không hiệu quả như kỳ vọng. 

Hãy suy nghĩ về những lời góp ý bạn nhận được và tự đặt câu hỏi “Bạn đã thiếu sót ở điểm nào?”.

Khi xác định được nguyên nhân khiến bạn phải nhận những phản hồi không tốt, bạn sẽ đưa ra được giải pháp cải thiện, cũng như rút ra được bài học để thay đổi và rèn luyện bản thân.

Điều quan trọng là đừng vội đưa ra bất cứ một kết luận nào, chẳng hạn như người phê bình đang cố tình làm khó bạn, hay nghi ngờ về khả năng làm việc của bản thân.

Hãy lắng nghe tất cả thông tin và bình tĩnh phân tích những thiếu sót được đề cập. Sau đó suy nghĩ về cách bạn có thể cải thiện điều đó như thế nào.

Đặt câu hỏi cho người phê bình

Tiếp nhận thông tin phản hồi tiêu cực không nên là một cuộc hội thoại một chiều. Hãy đặt câu hỏi để nhận được sự giải thích rõ ràng về bất kỳ điểm nào được nêu ra mà bạn chưa thật sự hiểu.

tìm nguyên nhân của phản hồi tiêu cực
© Freepik.com

Điều này cũng thể hiện tinh thần học hỏi của bạn. Nó cũng cho thấy bạn không bận tâm về những phản hồi tiêu cực khi bị phê bình, hiểu được những thiếu sót và cải thiện được chúng mới là điều quan trọng hơn với bạn. 

Bằng cách đặt câu hỏi, bạn sẽ cho thấy rằng sự quan tâm và trách nhiệm với công việc của mình.

Tìm kiếm sự trợ giúp

Sau khi được giải thích rõ ràng, phải làm sao nếu bạn vẫn cảm thấy không chắc chắn về cách cải thiện những điều còn thiếu sót đó?

Hãy nhớ rằng người quản lý của bạn luôn ở đó để hỗ trợ bạn và giúp bạn tiến bộ hơn trong vai trò của mình. Bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp, hoặc những lời khuyên từ sếp hay đồng nghiệp bất cứ lúc nào.

Đọc thêm: Nhỡ Sơ Xuất Trong Công Việc Phải Làm Sao?

Giữ sự bình tĩnh và thái độ hòa nhã

Thời điểm khi bị phê bình không chỉ là một thử thách để cho thấy cách bạn nhìn nhận và cải thiện những khuyết điểm của mình, mà còn kiểm tra về tác phong làm việc chuyên nghiệp của bạn.

Điều đó được thể hiện qua việc bạn sẽ phản ứng với những phản hồi tiêu cực như thế nào.

Hãy luôn cư xử chuyên nghiệp bằng cách nói lời cảm ơn sau khi nhận được phản hồi. Điều quan trọng nhất là hãy kiểm soát tốt cảm xúc và lời nói của mình.

thai do khi bi phe binh chuan muc
© Freepik.com

Hành động hay lời nói trong lúc mất bình tĩnh rất dễ khiến rạn nứt các mối quan hệ đồng nghiệp. Vì vậy, cho dù có thất vọng như thế nào, hãy luôn giữ bình tĩnh.

Nếu muốn trao đổi thêm, hãy làm điều đó thật nhã nhặn, thay vì gây ra những tranh cãi lớn. Khi bình tĩnh, bạn sẽ có những nhìn nhận khách quan hơn về những lời nhận xét đó.

Đọc thêm: Làm Gì Để Lấy Lại Tinh Thần?

Luôn tích cực và cởi mở

Hãy cố gắng giữ tinh thần cởi mở và tích cực trong việc tiếp nhận phản hồi khi bị phê bình. Điều này không có nghĩa là bạn cần phải hối lỗi và nhận mọi thiếu sót về mình. 

Thế nhưng hãy luôn giữ thái độ tích cực, sẵn sàng lắng nghe những nhận xét và góp ý. Bạn thậm chí sẽ có khả năng tận dụng các cơ hội phát triển từ những phản hồi ấy. 

Chẳng hạn như nhận được nhiều hỗ trợ hơn trong vai trò của bạn, được đào tạo bổ sung hoặc tạo điều kiện thực hiện những thay đổi để cải thiện quy trình làm việc của mình.

Đọc thêm: Suy Nghĩ Tích Cực Để Có Thể Đạt Được Điều Tốt Đẹp Trong Cuộc Sống

Tránh bàn tán ngay cả khi không hài lòng

Hành động thường thấy khi bị phê bình là đem câu chuyện kể lại với những đồng nghiệp khác để cảm thấy được chia sẻ và an ủi. Nó có thể giúp bạn giải tỏa trong phút chốc nhưng chưa chắc đã có lợi về sau đó. 

làm gì khi bị phê bình, phản hồi tiêu cực
© Freepik.com

Nếu những lời nói của bạn bị phát tán ra ngoài cũng sẽ gây ra những rạn nứt trong mối quan hệ với người đã đưa ra phản hồi tiêu cực cho bạn.

Để tránh những chuyện không hay xảy ra, tốt hơn hết hãy tập trung vào việc cải thiện những vấn đề được đưa ra,  thay vì đem câu chuyện làm đề tài bàn luận với bất kỳ ai. 

Bằng cách nhìn nhận tích cực, những lời phê bình cũng có thể trở thành hành tranh trên con đường sự nghiệp của bạn. Hãy học cách đón nhận những lời nhận xét đó và tìm cách để cải thiện điểm thiếu sót của mình nhé!

Đọc thêm: Làm Sao Để Hạ Cái Tôi Xuống?

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.6 / 5. Lượt đánh giá: 10

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X