Ngày đăng: 03/12/2022 | No Comments
Ngày cập nhật: 06/12/2022
Engineer hay kỹ sư là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ với tính chất chuyên môn hoá cao. Những vị trí như kỹ sư cơ khí, kỹ sư phần mềm chắc hẳn đã quá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, còn một vị trí kỹ sư khác mà chắc ít người biết đến.
Đó chính là kỹ sư cầu nối! Vậy kỹ sư cầu nối là gì? Liệu nó có giống như tên gọi, là một dạng kỹ sư thiên về công tác vận tải? Hãy cùng Glints tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Đầu tiên, kỹ sư cầu nối là gì? Chắc hẳn khi nghe đến kỹ sư cầu nối, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến kỹ sư cầu đường hay kỹ thuật. Nhưng thực ra Kỹ sư hệ thống cầu nối (BrSe) là người có trách nhiệm kết nối giữa công ty và đối tác kinh doanh.
Tầm nhìn của Bridge System Engineer là giúp hai bên hiểu nhau hơn để dự án trở nên suôn sẻ hơn, thịnh vượng hơn với kết quả tốt hơn. Công việc cụ thể của Kỹ sư cầu nối là giám sát dự án từ đầu đến cuối. Khái niệm này được sử dụng nhiều ở các nước Châu Á, đặc biệt là ở Nhật. Đây cũng là nguồn gốc của khái niệm kỹ sư cầu nối.
Vậy vai trò và nhiệm vụ chính của kỹ sư cầu nối là gì? Dưới đây là một vài công việc của kỹ sư cầu nối do Glints tổng hợp:
Như đã đề cập ở phần trên, công việc hằng ngày của một kỹ sư cầu nối không hề dễ dàng. Để trở thành một BrSE chuyên nghiệp, bạn cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:
Về mặt kiến thức và kỹ năng mềm:
Đọc thêm: Kinh Nghiệm Làm Việc Cho Công Ty Nhật Bản Tại Việt Nam
Về mặt công nghệ:
Tuy đòi hỏi phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc, nhưng những kỹ sư cầu nối mới vào nghề đều được coi là Fresher. Đây là giai đoạn đầu khi BrSE chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng. Do đó, thời gian đầu BrSE mới vào nghề sẽ được làm việc với các BrSE có kinh nghiệm và mức lương khoảng 2000 đô/tháng.
Sau đó 1-2 năm, bạn sẽ được coi là kỹ sư cầu nối cấp độ 1. Ở cấp độ này BrSE có thể làm việc cá nhân và đặc biệt trình độ tiếng Nhật phải đạt N2. Mức lương của bạn cũng sẽ được nâng lên khá đáng kể, ở mức 2000-3000 đô/tháng.
Ở cấp độ tiếp theo, tức cấp độ 2, lúc này công việc của bạn sẽ có thể tương đương một trưởng phòng nhỏ. Ở cấp độ này, BrSE cần nâng cao kỹ năng xử lý tình huống và kỹ năng giao tiếp. Mức lương ở mức này khoảng 3000-4000 đô/tháng.
Khác với các cấp độ trên, cấp độ 3 yêu cầu BrSE không chỉ làm việc cá nhân mà còn có khả năng lập kế hoạch định hướng, làm việc với khách hàng và tham gia ký kết hợp đồng. Mức lương trên 4000-6000 đô/tháng.
Cuối cùng, khi đã có nhiều năm trong nghề và một vài thành tựu nhất định, bạn có thể tự xưng mình là kỹ sư cầu đường cấp 4. Ở cấp độ cao nhất này, BrSE có đủ khả năng và điều kiện để có thể thành lập công ty của riêng mình. Lương của họ lúc này sẽ không quy đổi thành tiền mặt mà sẽ dựa trên lợi nhuận và sự trao đổi của từng dự án.
Để trở thành kỹ sư cầu nối, bạn cần có bằng cử nhân về kỹ thuật dân dụng hoặc cơ khí. Mặc dù một số công việc yêu cầu bằng thạc sĩ, nhưng điều này không phổ biến và bạn có thể bù đắp bằng kinh nghiệm phong phú. Bạn cần nghiên cứu những điều phức tạp của kỹ thuật, bao gồm lập kế hoạch dự án, vật lý, công nghệ và toán học.
Bạn thường làm kỹ sư xây dựng trong vài năm trước khi thăng tiến lên vị trí kỹ sư cầu nối. Để rút ngắn thời gian đó, hãy cân nhắc theo đuổi bằng cấp cao. Mặc dù giáo dục chính quy hơn không thể thay thế kinh nghiệm, nhưng nó có thể giúp bạn đảm bảo vị trí cao hơn.
Kết luận
Vậy là Glints đã cùng bạn tìm hiểu kỹ sư cầu nối là gì cũng như những thông tin thú vị liên quan đến nghề nghiệp còn khá xa lạ này. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều nguồn tham khảo trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai. Nếu có hứng thú với các chủ đề tương tự, hãy cùng đón đọc thêm nhiều content bổ ích khác đến từ Glints nhé!
Leave a Reply