×

Kỹ Sư Âm Thanh – Có Phải Là Nghề Có Mức Thu Nhập Mơ Ước?

Ngày đăng: 24/08/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 22/09/2023

Bất kỳ sự kiện nào từ nhỏ đến lớn đều cần có sự xuất hiện của hệ thống âm thanh ánh sáng. Vậy làm thế nào để đảm bảo âm thanh trong chương trình diễn ra suôn sẻ và hiệu quả? Đây chính làm một công việc quan trọng của các kỹ sư âm thanh. Để hiểu hơn về công việc này, mời bạn cùng Glints tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Nghề kỹ sư âm thanh là gì?

Kỹ sư âm thanh là một nhân vật không thể thiếu trong bất kỳ chương trình và sự kiện âm nhạc nào. Họ có nhiệm vụ điều khiển các thiết bị âm thanh nhằm tạo ra âm thanh sống động và phù hợp nhất với chương trình, hạn chế tối đa các vấn đề liên quan đến âm thanh trong sự kiện.

Không chỉ sự kiện, kỹ sư âm thanh còn đảm nhiệm công việc dàn dựng, điều chỉnh các yếu tố âm thanh trong sản phẩm nghệ thuật và sáng tạo như game, phim ảnh, video âm nhạc, v.v.

ngành kỹ sư âm thanh
Công việc, triển vọng ngành kỹ sư âm thanh là gì?

2. Công việc của một kỹ sư âm thanh

2.1. Lên kế hoạch và setup các thiết bị âm thanh

Với kỹ năng quan sát và chuyên môn của mình, kỹ sư âm thanh tiến hành lắp đặt các thiết bị trên sân khấu, đảm bảo khả năng vận hành và phù hợp với từng loại sự kiện.

Trong suốt chương trình, kỹ sư âm thanh có trách nhiệm điều chỉnh các thiết bị, đảm bảo quá trình hoạt động của nó diễn ra suôn sẻ.

2.2. Đảm bảo các thiết bị âm thanh hoạt động tốt

Kỹ sư âm thanh cần theo dõi, và kiểm tra tình trạng hoạt động của các thiết bị âm thanh thường xuyên nhằm kéo dài tuổi thọ của các thiết bị này. Bên cạnh đó, kỹ sư âm thanh cũng cần đưa ra phương án bảo quản và quản lý các thiết bị này trong điều kiện tốt nhất.

Việc kiểm tra thường xuyên giúp kịp thời phát hiện các vấn đề hỏng hóc để sửa chữa ngay, đảm bảo các thiết bị trước sự kiện đều hoạt động tốt. Điều này giúp hạn chế tối đa các trường hợp, mang thiết bị đến sự kiện mới phát hiện ra bị hỏng gây ảnh hưởng lớn đến chương trình và uy tín của đơn vị.

2.3. Một số công việc khác

Ngoài những nhiệm vụ kể trên, kỹ sư âm thanh cũng đảm nhận một số công việc khác như:

  • Tham gia thu âm, hòa âm và phối khí
  • Sáng tác âm nhạc
  • Tư vấn thiết kế, setup âm thanh

Đọc thêm: Ca Sĩ Là Gì? Cần Bắt Đầu Từ Đâu Để Trở Thành Ca Sĩ?

3. Chân dung một kỹ sư âm thanh chuyên nghiệp

Đối với kỹ sư âm thanh, đảm bảo chất lượng của âm thanh trong các chương trình và sự kiện là một trách nhiệm quan trọng, đóng góp lớn vào sự thành công của toàn sự kiện. Do đó, bạn cần có kiến thức chuyên môn vững chắc và thành thạo các kỹ năng cơ bản để thực hiện công việc một cách hiệu quả.

Dưới đây là một số yêu cầu dành cho vị trí kỹ sư âm thanh game, kỹ sư âm thanh phòng thu hoặc các sự kiện:

3.1. Nhạy bén với âm thanh

Kỹ sư âm thanh cần phải có khả năng nhận diện và nhạy bén với các loại âm thanh khác nhau. Bạn cần lắng nghe và nhận biết âm thanh một cách chính xác để điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của sự kiện. Khả năng phản ứng nhanh và nhạy bén giúp bạn thích ứng tốt với mọi tình huống.

3.2. Trí tưởng tượng và sáng tạo 

Kỹ sư âm thanh cần phải có trí tưởng tượng phong phú để tạo ra những hiệu ứng âm thanh độc đáo và sáng tạo. Khả năng hình dung giúp bạn cảm nhận được những âm thanh mà mình muốn tạo ra, từ đó tạo ra các âm thanh sắc nét và thú vị.

kỹ sư âm thanh là gì
Các kỹ năng của kỹ sư âm thanh là gì?

3.3. Am hiểu về kiến thức và các kỹ thuật âm thanh

Để trở thành kỹ sư âm thanh xuất sắc, bạn cần tốt nghiệp từ các chuyên ngành và trường đào tạo về kỹ thuật âm thanh. Học tập giúp bạn hiểu sâu hơn về cách hoạt động của các thiết bị âm thanh, cùng với các phương pháp và công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực này.

3.4. Tự tin trong vận hành hệ thống âm thanh 

Kỹ sư âm thanh cần phải tự tin trong việc vận hành và điều chỉnh hệ thống âm thanh. Điều này bao gồm việc hiểu rõ về các thiết bị, công cụ, và phần mềm liên quan đến âm thanh, đồng thời biết cách thực hiện các điều chỉnh cần thiết để đạt được chất lượng âm thanh tốt nhất.

4. Cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư âm thanh

Trong bất kỳ sự kiện trực tiếp nào cũng cần đến sự xuất hiện của hệ thống âm thanh ánh sáng. 

Ngày nay, dưới sự phát triển của xã hội, nhu cầu tổ chức sự kiện của các cá nhân và tổ chức ngày càng tăng, họ sẵn sàng đầu tư một khoản tiền xứng đáng để sự kiện diễn ra thành công nhất. Có cầu thì cũng phải có cung, ngành tổ chức sự kiện trong thời gian gần đây có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau một dài đoạn dài phải thực hiện dãn cách xã hội.

Qua đó, đòi hỏi một lượng lớn nhân lực chất lượng trong ngành tổ chức sự kiện, trong đó có vị trí kỹ sư âm thanh. Có thể nói, cơ hội nghề nghiệp của kỹ sư âm thanh trong tương lai là rất lớn. 

Đọc thêm: Chuyên Viên Tổ Chức Sự Kiện Là Gì? Công Việc Và Kỹ Năng Cần Thiết Trong Ngành

5. Mức lương của kỹ sư âm thanh có xứng đáng với công việc của họ?

Mức lương của kỹ sư âm thanh cao không? Theo chia sẻ của anh Minh Thắng – một kỹ thuật viên âm thanh chia sẻ, đối với kỹ sư âm thanh chuyên nghiệp, tay nghề tốt mỗi tháng có thể có thu nhập từ 40 – 50 triệu đồng/tháng. Anh cũng chia sẻ thêm, với các kỹ thuật viên âm thanh có trình độ cao và làm việc với các ca sĩ nổi tiếng có thể có thu nhập lên tới cả trăm triệu đồng mỗi tháng.

Mức lương của kỹ sư âm thanh có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:

  • Trình độ chuyên môn
  • Tính chất công việc
  • Kinh nghiệm
  • Địa điểm làm việc
  • Quy mô sự kiện 
  • V.v. 

6. Học gì ra làm kỹ sư âm thanh?

Học kỹ sư âm thanh ở đâu? Bạn có thể tham khảo các ngành và chuyên học liên quan tại trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh như: Đạo diễn âm thanh – Ánh sáng sân khấu, Đạo diễn sự kiện lễ hội, v.v.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu các khóa học nghề ngắn hạn. Các khóa học này sẽ cung cấp cho bạn một số nội dung như: hệ thống điện cho âm thanh và ánh sáng; nghiệp vụ thiết kế âm thanh và ánh sáng; kỹ thuật dựng âm thanh, v.v.

7. Tìm kiếm việc làm kỹ sư âm thanh ở đâu?

Bạn có thể tìm kiếm công việc này trên các nền tảng tuyển dụng như Glints, LinkedIn, v.v. Tại đây, bạn có thể thấy rất nhiều các tin tuyển dụng kỹ sư âm thanh, kỹ sư âm thanh game, kỹ thuật viên âm thanh tại các sự kiện offline, v.v.

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về nghề kỹ sư âm thanh mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ về nghề nghiệp thú vị này.

Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X