×

Kiến Thức Là Gì? Cách Bổ Sung Kiến Thức Hiệu Quả

Ngày đăng: 11/02/2024 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 20/02/2024

kien-thuc-la-gi 1

 Có thể nói kiến thức chính là tài sản bạn có được sau khi rời khỏi ghế nhà trường. Chỉ có kiến thức chúng ta mới mở mang được hiểu biết, đặc biệt trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ hiện nay. Khi có kiến thức bạn sẽ có được trình độ chuyên môn, từ đó mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai. 

Để hiểu rõ hơn về kiến thức là gì? Vai trò ra sao? Có những dạng kiến thức nào? Và làm thế nào để bổ sung kiến thức cho bản thân? Tất cả sẽ được Glints chia sẻ đến bạn trong bài viết sau đây.

1. Kiến thức là gì? 

Kiến thức là những thông tin, dữ liệu, mô tả cùng những kỹ năng mà bạn có được thông qua sự trải nghiệm, tích lũy và học hỏi của bản thân. 

Kiến thức là cơ sở giúp con người hiểu và giải quyết các vấn đề, đưa ra quyết định và hành động theo cách tốt nhất trong cuộc sống. Đây là một quá trình liên tục, không bao giờ kết thúc, bởi luôn có điều mới để học và khám phá. 

dinh-nghia-kien-thuc-la-gi
Kiến thức là gì

Kiến thức xã hội bao gồm sự hiểu biết về các mối quan hệ xã hội, giá trị, tập quán, hệ thống chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo và nó liên quan đến cách thức tổ chức, hoạt động của các nhóm xã hội, tầng lớp, cộng đồng. Nó cũng bao gồm các nghiên cứu về tâm lý học xã hội và tâm lý học phát triển, giúp hiểu cách con người tương tác với nhau và hình thành các giá trị, thái độ và hành vi xã hội. 

Những kiến thức này đóng vai trò quan trọng trong giáo dục, giúp con người hiểu và đối phó với thế giới xã hội một cách tự tin và có ý thức hơn.

Đọc thêm: Kỹ Năng Chuyên Môn Là Gì? Tầm Quan trọng Của Nó Trong Mọi Lĩnh Vực

2. Vai trò của kiến thức

Kiến thức đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của con người. Nó cung cấp nền tảng cho chúng ta để hiểu biết về thế giới xung quanh, từ đó xây dựng kiến thức mới, tạo ra giá trị và đóng góp cho xã hội. Cụ thể:

  • Kiến thức bao gồm việc truyền đạt và chia sẻ thông tin hữu ích, từ đó tăng cường sự tiến bộ và phát triển của xã hội. 
  • Kiến thức giúp con người phát triển khả năng tư duy, phân tích và đưa ra các quyết định chính xác trong cuộc sống. 
  • Kiến thức cũng giúp con người phát triển nghề nghiệp và tạo ra thu nhập, góp phần vào sự phát triển kinh tế của quốc gia. 
  • Khi có kiến thức, con người có thể rèn luyện và phát triển các kỹ năng mềm như: tư duy, giao tiếp, sáng tạo và giải quyết vấn đề.

3. Sự khác nhau giữa kiến thức và trí tuệ

Nếu bạn đang thắc mắc không biết giữa kiến thức và trí tuệ khác nhau như thế nào thì dưới đây là những so sánh chi tiết Glints đã tổng hợp, bạn có thể tham khảo, cụ thể:

Đặc điểmKiến thứcTrí tuệ
Khái niệmLà các thông tin, kiến thức, thông tin được học hỏi, tích lũy từ trải nghiệm, học hành và nghiên cứu.Là khả năng hiểu biết, suy luận, giải quyết vấn đề, tạo ra giá trị mới và thích ứng với môi trường.
Nguồn gốcCó thể đến từ sách báo, giáo viên, trải nghiệm cá nhân, quan sát, nghiên cứu.Phát triển từ sự tổng hợp và áp dụng kiến thức, kinh nghiệm vào các tình huống mới.
Tiêu chí đánh giáĐược đánh giá dựa trên mức độ hiểu biết và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế.Được đánh giá dựa trên khả năng phân tích, tổng hợp thông tin, đưa ra giải pháp và sáng tạo.
Khả năng thành thạoĐặc trưng bởi việc thu thập, lưu trữ và sử dụng thông tin cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau.Được thể hiện thông qua khả năng giải quyết vấn đề, sáng tạo và thích ứng với môi trường mới.
Tính đa dạngCó thể là kiến thức chuyên môn, kỹ năng công việc, văn hóa, khoa học, lịch sử, nghệ thuật, v.v.Có thể là trí thông minh cảm xúc, khả năng giải quyết vấn đề, trí tuệ xã hội, v.v.
Cách rèn luyệnCó thể mở rộng thông qua việc học hỏi, nghiên cứu và trải nghiệm mới.Phát triển qua việc thách thức bản thân, học hỏi từ kinh nghiệm và xử lý những tình huống mới.
Tính ứng dụngĐược sử dụng để giải quyết các vấn đề cụ thể, thực hiện công việc và nâng cao hiệu suất.Áp dụng trong việc đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề phức tạp và sáng tạo trong mọi lĩnh vực.

4. Có những dạng kiến thức nào?

Hiện tại kiến thức có 2 dạng là dạng ẩn và hiện, dưới đây là những thông tin cụ thể về hai dạng này.

4.1 Kiến thức hiện 

Đề cập đến những thông tin được biểu hiện và truyền đạt thông qua các phương tiện như: văn bản, âm thanh, hình ảnh, video, cũng như các nguyên tắc, chương trình máy tính và các tiêu chuẩn khác. 

Đây là kiến thức có thể dễ dàng truyền đạt thông qua giáo dục, đào tạo hoặc các phương tiện khác. 

Ví dụ: Các tiêu đề sách như: Đắc nhân tâm, Nhà giả kim, sách giáo khoa, giá trình, v.v, cũng là một dạng kiến thức hiện. 

Đọc thêm: Top 16 Cuốn Sách Truyền Cảm Hứng Hay Nhất Mọi Thời Đại

4.2 Kiến thức ẩn

Là những kiến thức mà mỗi người thu thập và tích lũy thông qua các trải nghiệm thực tế. Loại kiến thức này thường được lưu trữ ẩn trong từng cá nhân và khó có thể biểu đạt hoặc chuyển giao cho người khác. 

Kiến thức ẩn có thể bao gồm niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng và các yếu tố khác. Để chia sẻ kiến thức ẩn này, người ta cần phải sử dụng các phương tiện và phương pháp phù hợp để truyền đạt hiệu quả.

Ví dụ: Trong bóng đá, mỗi cầu thủ sẽ có từng cách cảm nhận bóng khác nhau và những kiến thức này đều ẩn chứa trong mỗi người.

5. Kiến thức được đo lường bằng đơn vị nào?

Mỗi cá nhân sẽ tích lũy một lượng kiến thức riêng và không có đơn vị nào có khả năng đo lường chính xác lượng kiến thức này. Thay vào đó, để đánh giá trình độ của mỗi người trong phạm vi kiến thức họ đã tiếp cận, người ta thường áp dụng một số phương pháp như sau:

  • Đánh giá bằng trắc nghiệm: Trắc nghiệm là phương pháp phổ biến để đo lường mức độ hiểu biết và kiến thức của một người trong một lĩnh vực cụ thể.
  • Đánh giá qua Bài kiểm tra và đánh giá: Phương pháp này yêu cầu người tham gia hoàn thành một bài kiểm tra hoặc đánh giá trên một chủ đề cụ thể để đánh giá kiến thức của họ.
  • Đánh giá qua phỏng vấn: Phỏng vấn là cách đánh giá kiến thức bằng cách hỏi người tham gia về các câu hỏi liên quan đến lĩnh vực cần đánh giá.
  • Đánh giá qua thực hành và giám sát: Đánh giá kiến thức của một người thông qua việc thực hành và giám sát là phương pháp hiệu quả trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục, nghệ thuật, v.v.

Tuy nhiên, điểm số chỉ là một thước đo tạm thời và có thể thay đổi theo thời gian và phạm vi kiến thức của mỗi người. Do đó, các phương pháp đo lường trên chỉ có tính tương đối và không thể cho kết quả tuyệt đối.

6. Cách trau dồi kiến thức mỗi ngày

Để trau dồi kiến thức có rất nhiều cách, dưới đây là một số cách làm cơ bản mà bạn có thể tham khảo để bổ sung kiến thức cho bản thân như:

6.1 Đọc sách nhiều hơn 

Sách là một nguồn thông tin phong phú và chi phí thấp nhất để mở rộng kiến thức. Đọc nhiều hơn giúp cập nhật kiến thức, rèn luyện trí tưởng tượng và phân tích sự việc theo góc nhìn cá nhân. 

Bạn nên dành ít nhất 2 giờ mỗi ngày để đọc sách, đây cũng là cách rèn luyện một thói quen tốt. Đối với những người không có thời gian đọc sách, việc nghe sách nói là một phương tiện hiệu quả, đặc biệt là đối với những người thường xuyên di chuyển hoặc quá bận rộn.

doc-sach-nhieu-hon
Đọc sách nhiều hơn để có kiến thức

Đọc thêm: Phương Pháp Đọc Sách Hiệu Quả Dành Cho Mọi Người

6.2 Bổ sung kiến thức thông qua video 

Thay vì xem những video vô bổ trên mạng, hãy dành thời gian cho những video liên quan đến chủ đề bạn quan tâm hoặc những video truyền cảm hứng từ những người thành công trong lĩnh vực của họ. 

Bạn nên có thể theo dõi các fanpage khoa học và tham gia các nhóm trao đổi để học hỏi kiến thức mới mỗi ngày.

6.3 Học các khóa học trực tuyến

Tận dụng các khóa học trực tuyến về ngoại ngữ, kỹ năng mềm hoặc kiến thức chuyên môn để không ngừng bổ sung kiến thức và rèn luyện trí não.

6.4 Tự đặt câu hỏi để rèn luyện tư duy phản xạ

Hãy thúc đẩy trí não bằng cách đặt ra những câu hỏi quan trọng về thế giới xung quanh. Tìm hiểu về sự đa dạng của thông tin và suy luận từ các sự kiện, có thể hỏi những câu hỏi mang tính chi tiết và ý nghĩa để thu thập kiến thức.

6.5 Chia sẻ kiến thức

Hãy dám chia sẻ kiến thức và quan điểm của bạn với người khác để củng cố và mở rộng hiểu biết của mình.

6.6 Đừng quên học đi đôi với hành

Đồng hành với việc học lý thuyết là thực hành những kỹ năng và kiến thức mà bạn học được. Trải nghiệm thực tế giúp bạn học hỏi và phát triển một cách toàn diện.

6.7 Tạo thói quen tập luyện thể dục

Tập thể dục không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn tăng cường hoạt động của não bộ, giúp bạn tư duy và học hỏi hiệu quả hơn.

6.8 Chơi trò chơi trí tuệ

Thư giãn thông qua những trò chơi như cờ vua, giải ô chữ, sudoku và các trò chơi trí tuệ khác cũng là cách hiệu quả để bổ sung kiến thức và rèn luyện trí thông minh.

Lời kết

Mong rằng với những chia sẻ trên của Glints bạn đọc đã hiểu rõ hơn về kiến thức là gì và cách làm thế nào để bổ sung kiến thức cho bản thân. Chúc bạn sẽ chinh phục được con đường kiến thức, từ đó đạt được những thành công nhất định trong cuộc sống và sự nghiệp của mình.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 2

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X