×

Học Khoa Học Máy Tính Ra Làm Gì? Triển Vọng Nghề Nghiệp Của Ngành Khoa Học Máy Tính

Ngày đăng: 20/09/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 05/10/2022

học khoa học máy tính ra làm gì

Khoa học máy tính là một trong những ngành nghề quan trọng của tương lai. Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của khoa học máy tính ngày một rõ ràng và vững chắc. Nó cũng đồng thời là ngành nghề đòi hỏi rất nhiều kỹ năng đặc thù.

Vậy khoa học máy tính là gì? Học khoa học máy tính ra làm gì? Hãy cùng Glints tìm hiểu thêm về triển vọng ngành nghề này qua bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm cơ bản về ngành khoa học máy tính 

Trước khi tìm hiểu về việc học khoa học máy tính ra làm gì, hãy để Glints sơ lược khái niệm cơ bản của nó. Khoa học máy tính là ngành nghiên cứu về máy tính và các hệ thống tính toán liên quan. Các nhà khoa học máy tính chủ yếu giải quyết vấn đề liên quan phần mềm và hệ thống phần mềm. Các vấn đề này bao gồm lý thuyết, thiết kế, phát triển và ứng dụng.

Nếu bạn quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề trong đời sống một cách logic, đây là ngành học dành cho bạn. Là một trong những khía cạnh quan trọng nhất của khoa học máy tính, giải quyết vấn đề là một kỹ năng cần thiết để thành công. Người học có thể nghiên cứu về các thiết kế, phát triển và phân tích phần mềm hay phần cứng được sử dụng để giải quyết các vấn đề trong nhiều bối cảnh khác nhau. Chúng có thể được áp dụng trong kinh doanh, xã hội, môi trường, khoa học và những lĩnh vực khác.

Một vài tố chất cần có để theo đuổi ngành khoa học máy tính 

Để có thể theo đuổi sự nghiệp trong ngành khoa học máy tính, đây là một vài tố chất quan trọng cần có:

  • Sở hữu kỹ năng và tư duy toán học tốt
  • Kiến thức, kỹ năng về máy tính và công nghệ.
  • Khả năng phân tích vấn đề và tìm ra nguyên nhân cốt lõi của chúng
  • Làm việc, tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách có hệ thống
  • Có tính chính xác cao và tỉ mỉ trong công việc
  • Khả năng dự đoán và chẩn đoán vấn đề tốt
  • Khả năng tổ chức và phân loại lượng lớn thông tin

Ngoài các kỹ năng trên, sự đam mê và tính sáng tạo cũng là kỹ năng cần thiết. Khoa học máy tính là bộ môn giúp giải quyết các vấn đề hiện hữu. Chính vì vậy, những kỹ năng trên sẽ góp phần giúp bạn trở thành một kỹ sư khoa học máy tính xuất sắc.

Một số chuyên ngành chính của khoa học máy tính 

Vậy học khoa học máy tính ra làm gì? Khoan hãy vội, hãy để Glints giới thiệu cho bạn một số chuyên ngành chính của ngành học này trước nhé.

Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo (Al) là lĩnh vực tiên tiến của khoa học máy tính đòi hỏi phải được đào tạo chuyên biệt. Trong chuyên ngành AI, bạn sẽ được học và khám phá các tương tác giữa con người và máy tính. 

Ngoài ra, bạn còn được tiếp cận với việc xử lý ngôn ngữ tự nhiên và học máy. Các nguyên tắc về AI và cách lập trình phần mềm AI cũng là trọng tâm của chuyên ngành này.

Lập trình game

Lập trình game chuyên ngành phổ biến tiếp theo của ngành khoa học máy tính. Đây là chuyên ngành tập trung vào thiết kế, lập kế hoạch và phát triển mảng game. Ở đây, bạn sẽ được học về lập trình game, lý thuyết đồ hoạ và thiết kế cơ bản.

Ngoài ra, các hạng mục như quản lý quá trình phát triển game và cách làm việc chặt chẽ với đội ngũ thiết kế game cũng là trọng tâm của chuyên ngành này. Bạn có thể trở thành các nhà thiết kế game, nhà phát triển game hoặc nhà phát triển phần mềm.

Robotics

ngành khoa học máy tính
Tobotics

Lại là một chuyên ngành khác mang tính đặc thù và chuyên môn cao của khoa học máy tính. Robotics tập trung đào tạo các kỹ năng, lý thuyết và thực hành liên quan đến lĩnh vực rô bốt đang rất phát triển. Ngoài ra, bạn còn được học về các chủ đề cơ bản khác như kỹ thuật và lập trình.

Chuyên ngành Robotics chuẩn bị cho bạn bước đệm vững chắc cho các vai trò như kỹ sư người máy và kỹ sư phần mềm. Sinh viên tốt nghiệp cũng có thể làm kỹ sư phần cứng.

An ninh hệ thống

An ninh hệ thống hay an toàn thông tin là chuyên ngành hướng tới việc bảo vệ thông tin hoặc an ninh mạng. Chuyên ngành này đào tạo người học cách bảo vệ các hệ thống và mạng thông tin nhạy cảm. Sinh viên theo học chuyên ngành này được học cách kiểm tra các nguyên tắc an ninh mạng, lý thuyết đằng sau việc đảm bảo thông tin và quy trình xây dựng các hệ thống an toàn. 

Các khoá học nhỏ phổ biến khác bao gồm chính sách bảo mật thông tin và mật mã. Những người có bằng cử nhân khoa học máy tính với chuyên ngành bảo mật có thể làm việc với tư cách là nhà phân tích bảo mật thông tin.

Kỹ sư phần mềm 

Sinh viên kỹ thuật phần mềm học cách tạo hệ thống phần mềm với các phương pháp tiếp cận kỹ thuật. Ngoài cấp độ lập trình, kỹ thuật phần mềm bao gồm hệ thống và quy trình tạo phần mềm lớn hơn.

Trong thời gian đào tạo, người học tham gia các lớp học về phân tích chương trình, quy trình phần mềm và phương pháp kiểm tra. Chuyên ngành cũng đào tạo cách quản lý quá trình phát triển. Tập trung vào kỹ thuật phần mềm sẽ giúp bạn có khả năng làm việc với tư cách là nhà phát triển phần mềm hoặc kỹ sư phần mềm.

Sơ lược về đào tạo khoa học máy tính ở Việt Nam

Khoa học máy tính là xu hướng và cũng là tương lai của xã hội. Chính vì vậy, những năm gần đây, việc đào tạo khoa học máy tính ở Việt Nam rất được chú trọng. Dưới đây là danh sách một vài đại học có tiếng về khoa học máy tính ở Việt Nam:

  • Trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
  • Trường Đại học FPT
  • Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
  • Trường Đại học Công nghệ thông tin

Ngoài ra, để theo đuổi ngành học khoa học máy tính, bạn cũng hoàn toàn có thể tự học online. Hiện có rất nhiều đơn vị trong và ngoài nước cấp các chứng chỉ cơ bản liên quan đến ngành nghề này. Một vài cái tên nổi bật có thể kể đến như Coursera, Udemy hay MindX.

Học khoa học máy tính ra làm gì? Triển vọng nghề nghiệp của ngành khoa học máy tính tại Việt Nam

lương ngành khoa học máy tính
Cơ hội nghề nghiệp ngành Khoa học máy tính tại Việt Nam

Glints có thể chắc chắn rằng bạn sẽ không phải băn khoăn học khoa học máy tính ra làm gì đâu, khi thị trường việc làm của ngành nghề này tại Việt Nam rất sôi động. Bởi vì khoa học máy tính phổ biến trong tất cả các ngành công nghiệp, cơ hội nghề nghiệp cho những người có bằng cấp cao là vô tận. 

Mức lương cho sinh viên mới ra trường cũng rất hấp dẫn, dao động từ 12-20 triệu/tháng. Không những vậy, khả năng thăng tiến của ngành nghề này cũng rất đa dạng. Càng lên cao, mức lương ở vị trí senior càng hấp dẫn. Một số con đường sự nghiệp phổ biến bao gồm:

  • Nhà nghiên cứu máy tính và thông tin: Các chuyên gia này thiết kế công nghệ mới và thử nghiệm các cách thức mà công nghệ hiện có có thể được sử dụng lại để giải quyết các vấn đề hiện đại. Các nhà khoa học nghiên cứu máy tính và thông tin áp dụng các khái niệm lý thuyết để thiết kế phần mềm. Ngoài ra họ còn phát kiến ra kiến trúc máy tính, các ngôn ngữ và công cụ mới. Mức lương cho vị trí này ở một số công ty có thể lên đến $122,840 mỗi năm.
  • Kỹ sư phát triển phần mềm (Software Engineer): Đây là công việc phổ biến nhất của một sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học máy tính. Công việc chính của vị trí này là code và xây dựng phần mềm trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Mức lương của một kỹ sư phần mềm có thể lên đến $114,125 mỗi năm
  • Nhà khoa học dữ liệu (Data Scientist): Vị trí này phụ trách việc thiết kế các mô hình dữ liệu để tạo ra các thuật toán và dự đoán khác nhau. Đây là một lĩnh vực đang phát triển khá nhanh chóng. Chính vì vậy, tình trạng khan hiếm các chuyên gia về dữ liệu diễn ra ở hầu hết các thị trường. Mức lương của vị trí này có thể lên đến $113,309 mỗi năm.
  • Chuyên viên phân tích và bảo mật thông tin: Đây cũng là một vị trí vô cùng hot của ngành khoa học máy tính. Các chuyên viên bảo mật phụ trách việc lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp bảo mật. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ hệ thống và mạng máy tính của tổ chức. Nhiều nhà bảo mật có mức thu nhập lên đến $99,730 mỗi năm

Kết luận

Khoa học máy tính đã, đang và sẽ là ngành nghề chủ chốt trong thời đại 4.0. Nếu có niềm đam mê lớn với sự logic và máy tính, đây sẽ là ngành nghề phù hợp nhất dành cho bạn.

Vậy là thông qua bài viết trên, Glints đã cung cấp câu trả lời hoàn chỉnh cho việc học khoa học máy tính ra làm gì. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình định hướng nghề nghiệp. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại điền vào phần bình luận bên dưới nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.2 / 5. Lượt đánh giá: 20

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X