×

Gaffer Là Gì? Tìm Hiểu Công Việc Của Kỹ Thuật Viên Ánh Sáng Trưởng

Ngày đăng: 13/09/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 22/09/2023

Gaffer là gì? Kỹ thuật viên ánh sáng trưởng là làm gì? Ánh sáng là một yếu tố quan trọng trong một cảnh quay, do đó, vai trò của các kỹ thuật viên ánh sáng trong quá trình sản xuất phim là không thể thiếu. Trong bài viết này, Glints sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin hữu ích về vị trí gaffer – kỹ thuật viên ánh sáng trưởng trong ngành công nghiệp sản xuất phim.

1. Gaffer là gì?

Gaffer hay được biết đến là một kỹ thuật viên ánh sáng trưởng và chỉ đạo ánh sáng trên trường quay, phim trường. Gaffer ở Hollywood thực chất được bắt nguồn từ tiếng lóng của người Anh là gaff dùng để mô tả một cái cột kim loại có móc dùng trong rạp chiếu phim để điều chỉnh đèn sân khấu.

gaffer là gì
Gaffer là kỹ thuật viên ánh sáng, chỉ đạo ánh sáng.

2. Mô tả công việc của kỹ thuật viên ánh sáng trưởng

Gaffer đóng vai trò quan trọng trong cả giai đoạn tiền sản xuất và sản xuất một dự án phim hay một chương trình truyền hình. Mô tả công việc của kỹ thuật viên ánh sáng trưởng bao gồm:

  • Đọc và nghiên cứu kịch bản để biết nhu cầu sử dụng ánh sáng trong cảnh quay.
  • Làm việc cùng nhà sản xuất, đạo diễn hình ảnh để xác định mong muốn về ánh sáng của họ.
  • Xây dựng kế hoạch thực thi những mong muốn này, trong đó bao gồm việc sử dụng đèn và các thiết bị phù hợp nhất.
  • Tập hợp các thành viên trong team chiếu sáng, bao gồm cả kỹ thuật viên setup ánh sáng,  lamp operator.
  • Kỹ thuật viên setup đèn sau khi được phân công nhiệm vụ sẽ thiết lập hệ thống ánh sáng, cũng như các thiết bị điện liên quan.
  • Theo dõi ánh sáng trên phim trường trong suốt quá trình quay, thực hiện điều chỉnh, chỉ đạo ánh sáng khi cần thiết nhằm đảm bảo ánh sáng phù hợp với ý đồ của từng cảnh quay. 

3. Yêu cầu cần có của một gaffer là gì?

Để trở thành một kỹ thuật viên ánh sáng trưởng, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản dưới đây:

  • Sở hữu con mắt nghệ thuật tinh tường, am hiểu về cách để tạo ra các hiệu ứng ánh sáng khác nhau. 
  • Có kiến thức về lĩnh vực điện.
  • Am hiểu quy trình sản xuất phim, cũng như mối quan hệ giữa đạo diễn hình ảnh và gaffer
  • kỹ năng giao tiếp, và truyền đạt ý tưởng tốt. Qua đó, giúp các thành viên trong team có thể phối hợp và tạo ra ánh sáng phù hợp nhất.
  • Sức khỏe tốt, bởi công việc của gaffer yêu cầu bạn phải ở trường quay thường xuyên và tham gia lắp đặt các thiết bị chiếu sáng.
gaffer
Yêu cầu công việc của một gaffer.

Đọc thêm: Nhiếp Ảnh Gia Là Gì? Những Câu Chuyện Làm Nghề Có Thể Bạn Chưa Biết

4. Phân biệt gaffer và grip

Gaffer làm việc với nhiều nhóm làm phim và cá nhân khác khác nhau trong quá trình sản xuất phim, trong đó bao gồm nhóm grip – nhân viên kỹ thuật hiện trường. Họ là người có nhiệm vụ lắp đặt, điều chỉnh và vận hành các thiết bị có liên quan đến quá trình sản xuất phim, bao gồm việc tạo ra ánh sáng, khuếch tán ánh sáng, v.v.

Sự khác biệt dễ thấy nhất giữa gaffer và grip là trong khi gaffer chịu trách nhiệm setup các thiết bị điện, thì grip chịu trách nhiệm với các thiết bị không sử dụng điện cho gaffer và camera operator.  

Các thiết bị không sử dụng điện được gọi là “rig”, nó có thể là thiết bị dùng để ổn định camera, góc máy, thiết bị ánh sáng để tạo ra những hiệu ứng ánh sáng đặc biệt. 

Người đứng đầu nhóm nhân viên kỹ thuật hiện trường là key grip, họ điều phối các yêu cầu về việc sử dụng các thiết bị không dùng điện trên phim trường.

5. Gaffer làm việc với ai?

Gaffer thường làm việc với ai? Cùng Glints tìm hiểu ngay trong phần dưới đây.

5.1. Người chịu trách nhiệm hậu cần

Đây là những nhân vật quan trọng quyết định đến việc ánh sáng có được sử dụng đúng nơi, đúng lúc và đúng người hay không. Bên cạnh đó, họ cũng chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề giấy tờ liên quan đến đặt hàng, đánh giá rủi ro, v.v.

5.2. Kỹ thuật viên chiếu sáng

Họ là người setup các thiết bị ánh sáng, thực hiện kiểm tra, cố định thiết bị, và quản lý các bóng đèn đều hoạt động tốt. Do đó, công việc này đòi hỏi ứng viên phải có nền tảng thể lực tốt.

Kỹ thuật viên chiếu sáng làm việc dưới sự chỉ dẫn của gaffer và người chịu trách nhiệm hậu cần. 

Gaffer làm việc với ai
Những người đồng hành cùng gaffer trong công việc.

5.3. Console operator

Trách nhiệm của họ là điều khiển và vận hành bộ điều chỉnh ánh sáng và hệ thống chiếu sáng thông minh. 

Để đáp ứng các yêu cầu về hình ảnh của D.O.P, console operator thiết lập bảng điều chỉnh ánh sáng và cáp điều khiển, lập trình và vận hành nó để kết hợp với các hiệu ứng trong ánh sáng trong quá trình quay phim.

5.4. Một số các vị trí khác

Bên cạnh các vị trí kể trên, gaffer cũng có thể làm việc với một số vị trí khác trong quá trình sản xuất phim như: D.O.P, script supervisor, kỹ thuật viên điện, người điều khiển máy phát điện, thực tập sinh, v.v.

Đọc thêm: Ekip Là Gì? Một Ekip Làm Phim Gồm Những Ai?

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về vị trí gaffer – kỹ thuật viên ánh sáng trưởng mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu về gaffer là gì, và có thêm nhiều góc nhìn mới mẻ xung quanh vị trí này. 

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X