×

Digital Detox: Mách Bạn Cách Giảm Phụ Thuộc Vào Thiết Bị Điện Tử

Ngày đăng: 06/06/2024 | No Comments

Ngày cập nhật: 17/06/2024

Digital detox là gì? Làm thế nào để giảm thời gian sử dụng hay sự phụ thuộc vào các thiết bị kỹ thuật số? Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ giúp bạn hiểu hơn về khái niệm digital detox, cũng như các cách thực hiện hiệu quả.

1. Digital detox là gì?

Sự phát triển của công nghệ, và các thiết bị di động thông minh như điện thoại, máy tính bảng, laptop, v.v, đã và đang mang đến nhiều lợi ích cho người. Tuy vậy, nó cũng mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho chúng ta. Theo một kết quả nghiên cứu chỉ ra, khoảng 61% người được hỏi thừa nhận họ nghiện lướt internet và sử dụng thiết bị kỹ thuật số.

Từ thực trạng đó, một thuật ngữ mới được xuất hiện là digital detox. Digital detox được hiểu đơn giản là việc ‘thải độc’, giảm thời sử dụng và phụ thuộc vào các thiết bị kỹ thuật số như điện thoại, máy tính, v.v.

2. Tình trạng bội thực kỹ thuật số hiện nay

Trong báo cáo “Tác động tâm lý của mạng xã hội đến tâm lý người dùng” của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chỉ ra:

  • 20% người Việt Nam dành hơn 3 giờ mỗi ngày để sử dụng mạng xã hội
  • 54% dành nhiều hơn 1 giờ
  • 39% cảm thấy hụt hẫng khi phải tắt chúng đi
  • 37% cho biết mạng xã hội quan trọng với họ
  • 35% nói rằng họ cảm thấy buồn, bứt rứt khi không kết nối với chúng trong 1 hoặc hai ngày.

Khi thực hiện thử nghiệm 72 giờ không sử dụng mạng xã hội, hơn 43% người tham gia phá vỡ thỏa thuận chỉ sau 6 giờ đầu tiên.

Detox điện thoại
Tình trạng phụ thuộc điện tử xảy ra rất phổ biến.

Không chỉ “gây nghiện” chúng còn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người:

  • Màn hình điện thoại là nơi chứa ẩn rất nhiều vi khuẩn gây hại. Theo một nghiên cứu chỉ ra, cứ 6 chiếc điện thoại thì một chiếc chứa vi khuẩn E.coli.
  • Việc sử dụng điện thoại với tư thế nhìn xuống lâu có thể làm căng cơ cổ, thậm chí gây đau dây thần kinh sau lưng hoặc vai hay cánh cánh tay.
  • Việc sử dụng điện thoại vào ban đêm có thể gây ra nhiều hệ quả tiêu cực cho con người như rối loạn giấc ngủ, thị lực do tiếp xúc với nhiều ánh sáng xanh, v.v.

3. Trào lưu digital detox trên thế giới

Từ những hệ quả nghiêm trọng của việc sử dụng các thiết bị kỹ thuật số, nhiều người đã và đang hưởng ứng phong trào digital detox để có một cuộc sống lành mạnh hơn.

Tại Ấn Độ, một ngôi làng đã đưa ra hạn chế sử dụng TV và điện thoại trong khoảng từ 7 giờ – 8h30 tối mỗi ngày. Lệnh hạn chế này đang được người dân địa phương chấp thuận.

Tại Nhật Bản, các khóa học về digital detox được mở ra nhằm hướng dẫn người tham gia thực hành digital detox trong các khoảng thời gian nhất định.

Chia sẻ của người tham gia các khóa học digital detox, anh Yuto Itoyama (27 tuổi) bắt đầu thực hành Digital Detox cách đây 4 năm cho biết, “Tôi tắt điện thoại sau 21h”.

Anh cho biết điều này giúp anh truyền tải tốt hơn lối sống của bản thân và có thể tắt điện thoại mà không cần bận tâm. Bên cạnh đó, anh cũng cho biết bản thân có nhiều thời gian để trò chuyện trực tiếp với bạn bè.

4. Các phương pháp detox điện thoại, đồ điện tử

Làm thế nào để digital detox? Cùng tham khảo một số cách làm dưới đây nhé.

4.1. Đặt mục tiêu

Hãy bắt đầu kế hoạch thay đổi của mình bằng việc thiết lập một mục tiêu rõ ràng. Đây vừa là động lực, vừa giống như chiếc “la bàn” chỉ hướng cho bạn thực hiện mục tiêu của mình.

Ví dụ, mục tiêu của bạn là giảm thời gian xem điện thoại trong một ngày xuống còn 3 giờ/ngày trong vòng một tuần.

các bước digital detox là gì
Từng bước giúp bạn thực hiện digital detox.

4.2. Tắt bớt thông báo

Tắt thông báo điện thoại là một cách hiệu quả giúp bạn giảm thời gian sử dụng điện thoại, hay các thiết bị kỹ thuật số nói chung. Không có những thông báo nổi lên, sẽ giảm thiểu động lực để bạn nhấc điện thoại lên, và tập trung vào công việc hiện tại.

4.3. Lên lịch trình “cách ly”” khỏi điện thoại

Cách này đề cập đến việc bạn lên một lịch trình sử dụng điện thoại thích hợp nhằm giảm thiểu thời gian sử dụng thiết bị này.

Ví dụ, bạn có thể detox điện thoại bằng việc lên lịch sử dụng thời gian vào giờ nghỉ ngơi mỗi ngày như từ 8h-8h15; 12h-12h15, 16h-16h15.

4.4. Dừng xem điện thoại trước khi đi ngủ

Việc ngưng sử dụng điện thoại trước khi ngủ rất quan trọng để bạn có một giấc ngủ chất lượng.

Bác sĩ Võ Thị Ngọc Thu – khoa Nội thần kinh – Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, đưa ra lời khuyên nên hạn chế sử dụng điện thoại ít nhất 30 phút trước khi ngủ, đưa màn hình về chế độ ban đêm hoặc giảm ánh sáng màn hình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tập thể dục nhẹ ngàng trước khi ngủ.

4.5. Một số tips khác

Bạn biết đấy, việc thay đổi một thói quen không phải lúc nào cũng dễ dàng, tuy nhiên, bạn có thể thay đổi từ từ.

Dưới đây là một vài gợi ý khác giúp bạn giảm sự phụ thuộc vào các thiết bị điện tử:

  • Làm cho việc sử dụng các thiết bị điện tử trở nên khó khăn hơn, bằng một số cách như: đặt chúng ở xa nơi làm việc/học tập, đăng xuất tài khoản mạng xã hội, xóa ứng dụng, v.v.
  • Tìm kiếm những người bạn có chung chí hướng digital detox.
  • Theo dõi chặt chẽ thời gian sử dụng thiết bị điện tử, đặt ra một giới hạn thời gian sử dụng phù hợp.
  • Thử nghiệm nguyên tắc 20-20-20: Nghỉ giải lao sau mỗi 20 phút, trong 20 phút, cách xa thiết bị của bạn ít nhất 20 mét.

Đọc thêm: 6 Cách Dễ Ngủ Và Nâng Cao Chất Lượng Giấc Ngủ

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về chủ đề “Digital detox là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn hữu ích về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X