×

Digital Debt Là Gì? Cách Thoát Khỏi Tình Trạng Digital Debt?

Ngày đăng: 11/04/2024 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 22/04/2024

Digital debt là gì? Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng “nợ kỹ thuật số”? Để giải đáp những thắc mắc này, mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Digital debt là gì?

Digital debt khi người lao động bị quá tải bởi nhu cầu xử lý và trả lời email, tin nhắn, thông báo ứng dụng, v.v. Nợ kỹ thuật số là kết quả của việc tăng khối lượng, cũng như kỳ vọng công việc. Những nhân viên này không có đủ thời gian và năng lượng để xử lý hiệu quả tất cả các thông tin mới được tăng lên mỗi ngày, dẫn đến tình trạng nợ kỹ thuật số.

digital debt là gì
Digital debt là tình trạng quá tải thông tin khi phải làm việc với cường độ nhanh, dày đặc.

2. Ảnh hưởng của digital debt đến sức khỏe con người như thế nào?

HLV quản lý căng thẳng Rebecca O’Brien cho biết, việc sử dụng nhiều ứng dụng giao tiếp qua lại có thể ảnh hưởng đến sự tập trung khi làm việc.

Một cuộc khảo sát trên 3000 người tại Mỹ và Anh, 91% người được hỏi cho biết họ đã hiểu sai thông điệp truyền tải khi giao tiếp trực tuyến qua các ứng dụng, 47% người cảm thấy luôn phải suy nghĩ quá nhiều khi viết email. Chuyên gia định hướng nghề nghiệp Octavia Goredema diễn giải rằng các thông điệp được gửi qua các kênh giao tiếp có thể gây căng thẳng vì chúng khó thể hiện hết thái độ, cảm xúc của người gửi, mục đích hay tính quan trọng của chúng.

Digital debt còn tạo ra một cuộc “khủng hoảng hiện diện“. Khi bạn làm việc tại nhà, việc trả lời các tin nhắn một cách tức thì như một cách để cho thấy bạn đang trong trạng thái làm việc.

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Computers in Human Behavior cho thấy, môi trường làm việc số hóa gây ra những tác động phụ tiêu cực.

Đọc thêm: Technical Debt Là Gì? “Món Nợ Kỹ Thuật” Mà Mọi IT-er Cần Phải Biết

3. Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng digital debt?

Làm thế nào để thoát khỏi tình cảnh “nợ kỹ thuật số”? Cùng Glints tham khảo các cách dưới đây nhé.

cách tránh bị digital debt
Cách thoát khỏi digital debt là gì?

3.1. Nhận biết bản thân đang rơi vào trạng thái digital debt

Đôi khi có thể bạn không nhận ra bản thân đang rơi vào trạng thái digital debt, khi bạn liên tục bị cuốn vào các cuộc hội thoại, tất bật trả lời tin nhắn từ người khác mà bỏ bê công việc của mình.

Do đó, việc tự nhận thức bản thân đang rơi vào tình trạng digital debt rất quan trọng để giúp bạn trả nợ thành công.

3.2. Tạo một khoảng thời gian cố định cho các hoạt động này

Thay vì trả lời ngay lập tức các tin nhắn, email đến với mình, bạn có thể dành một khoảng thời gian cố định trong ngày để giải quyết các thông báo này. Hãy thông báo đến đồng nghiệp của mình về các khung giờ mà bạn sẽ phản hồi các tin nhắn này để họ chủ động trong công việc của mình.

Khi tập trung làm việc, bạn có thể đặt các trạng thái hạn chế liên hệ để người khác biết rằng, bạn đang trong giờ làm và hạn chế liên lạc.

3.3. Tìm một phương án làm việc hiệu quả hơn

Mặc dù, bạn vừa mới tham gia họp với team xong nhưng ngay sau khi về phòng làm việc, đồng nghiệp của bạn đã nhắn tin hỏi lại về công việc vừa được trao đổi. Điều này có thể do đồng nghiệp chưa hiểu rõ về công việc vừa rồi, điều này khiến bạn lại phải dành thời gian để phản hồi thắc mắc của đồng nghiệp, và bỏ dở công việc của bản thân.

Để hạn chế tình trạng này xảy ra một lần nữa, trong lần họp tiếp theo, bạn hãy tạo một biên bản cuộc họp, thống nhất các nội dung của cuộc họp nhằm đảm bảo các thành viên cùng hiểu rõ về các nội dung này. Nhờ đó, các thành viên sẽ không phải hỏi lại, vừa mất thời gian của mình lẫn những người xung quanh.

Đọc thêm: Phương Pháp Làm Việc Hiệu Quả Và Năng Suất Mỗi Ngày

Tạm kết

Trên đây là một vài chia sẻ về thực trạng digital debt tại môi trường công sở mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về digital debt là gì, cũng như có thêm nhiều góc nhìn thú vị về “khoản nợ” này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X