×

Decision Fatigue Là Gì? Liệu Bạn Có Gặp Phải Tình Trạng Decision Fatigue?

Ngày đăng: 30/09/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 03/10/2023

decision fatigue là gì

Đã khi nào bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi khi phải đưa ra quá nhiều quyết định hay chưa? Nếu câu trả lời là có thì có thể bạn đã gặp phải tình trạng decision fatigue. Vậy decision fatigue là gì? Để hiểu hơn về tình trạng này, mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Decision fatigue là gì?

Decision fatigue được hiểu là sự suy giảm khả năng đưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả sau khi phải đưa ra quá nhiều quyết định trước đó.

decision fatigue
Decision fatigue được hiểu như thế nào?

Theo nghiên cứu của  Eva Krockow giảng viên tại Đại học Leicester (Anh) chỉ ra, mỗi ngày bộ não của con người tạo ra 35.000 quyết định. Khi đến tối, bạn cảm thấy mệt mỏi nhưng không biết lý do là tại sao. Đây có coi là một trong những dấu hiệu của decision fatigue.

2. Dấu hiệu của decision fatigue là gì?

Trong phần dưới đây, hãy cùng Glints bàn luận về những dấu hiệu cho thấy bạn đang mệt mỏi khi phải đưa ra quá nhiều quyết định. 

  • Khả năng tập trung thấp: Một trong những dấu hiệu thường gặp của người mắc decision fatigue là thiếu sự tập trung. Nếu bạn phải đưa ra quyết định, bạn có khó tập trung vào quyết này không? Bạn có dễ bị phân tâm bởi các nhiệm vụ xung quanh không?
  • Cảm xúc/tâm trạng bất ổn định, thất thường: Điều này được hiểu là cảm xúc của bạn bị thay đổi khi phải đưa ra quyết định. Chẳng hạn, dù chỉ là đưa ra quyết định sáng nay ăn gì cũng khiến bạn cảm thấy khó khăn và cáu kỉnh.
  • Sự trì hoãn xuất hiện: Khi việc đưa ra quyết định tạo ra cho bạn cảm giác lo lắng sợ hãy, bạn có thể có xu hướng trì hoãn việc đưa ra các quyết định này. 
  • Đưa ra các quyết định một cách bốc đồng, đột ngột. Khi bạn quá mệt mỏi khi phải đưa ra quyết định, điều này có thể thôi thúc bạn đưa ra một quyết định mà không cân nhắc kỹ lưỡng. 
  • Choáng ngợp khi phải đưa ra quá nhiều quyết định. Đây là một biểu hiện thường thấy và dễ nhận biết nhất với một người rơi vào tình trạng decision fatigue. 

3. Lý do nào khiến bạn mắc phải decision fatigue?

Đâu là lý do dẫn đến tình trạng decision fatigue? Dưới đây là hai nguyên nhân thường gặp nhất. 

3.1 Bộ não làm việc quá công suất

Khi bộ não phải hoạt động liên tục sẽ đến lúc nó rơi vào trạng thái kiệt sức và cần được nghỉ ngơi để phục hồi năng lượng. 

Khi bộ não rơi vào trạng thái quá tải, nó sẽ giải quyết vấn đề bằng việc đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng mà không cần cân nhắc quá nhiều; hoặc trì hoãn việc đưa ra quyết định. 

Điều này có thể giúp bạn thỏa mãn cảm xúc nhất thời nhưng có thể không giúp bạn mang lại một kết quả tốt về sau.

3.2 Sức mạnh ý chỉ suy giảm sau mỗi quyết định

Sức mạnh ý chí là một tài nguyên quan trọng có thể giúp chúng ta đối mặt với cám dỗ và kiểm soát những thói quen không lành mạnh. Tuy nhiên, bạn nên chú ý rằng nguồn năng lượng này không phải là vô tận và có thể bị cạn kiệt nhanh chóng.

mệt mỏi khi đưa ra quyết định
Đâu là lý do khiến bạn gặp phải tình trạng decision fatigue?

Khi một người dùng quá nhiều sức mạnh ý chí để đưa ra một quyết định quan trọng, họ có thể gặp hiện tượng “ego depletion” (suy giảm bản ngã). Điều này làm tăng khả năng họ sẽ mất khả năng kiểm soát và đưa ra quyết định một cách tự tin trong các tình huống tiếp theo.

Để ngăn chặn ego depletion, quan trọng nhất là phải quản lý sức mạnh ý chí một cách thông minh. Điều này có thể bao gồm việc phân chia công việc quyết định thành các giai đoạn nhỏ hơn, tạo ra thói quen và ruti nhằm giảm áp lực lên sức mạnh ý chí. Ngoài ra, việc duy trì sự cân bằng giữa công việc và thư giãn cũng giúp giữ cho nguồn năng lượng tinh thần không bị cạn kiệt quá mức.

Đồng thời, việc xây dựng sức mạnh ý chí cũng đòi hỏi sự chăm chỉ và rèn luyện liên tục. Thực hành kiểm soát ý chí không chỉ tăng cường khả năng quyết định mà còn giúp tăng sức mạnh tinh thần chống lại những thách thức và cám dỗ trong cuộc sống hàng ngày.

4. Ảnh hưởng của tình trạng decision fatigue là gì?

4.1 Các quyết định bị thao túng

Các quyết định bị thao túng là một ảnh hưởng dễ thấy khi con người rơi vào tình trạng decision fatigue. Chẳng hạn, khi đi mua sắm, việc cân nhắc mua hàng giữa các sản phẩm có mức giá và chương trình khuyến mãi khác nhau, có thể làm giảm sức mạnh ý chí của bản thân khiến bạn dễ dàng bị đánh lừa bởi các thủ thuật quảng cáo. Đây là nguyên nhân dẫn đến hành vi mua sắm một cách bốc đồng (impulsive buying). 

Một ví dụ dễ hiểu hơn mà mọi người vẫn thường gặp là khi săn đồ khuyến mãi trên Shopee, đôi khi bạn cũng không hiểu rõ tại sao mình lại mua món đồ này.

4.2 Thiếu cân nhắc trước những quyết định mang tính ngắn hạn và dài hạn

Ảnh hưởng của decision fatigue khiến bạn thường đưa ra các quyết mang tính ngắn hạn hơn là những quyết định có tính dài hạn. Chẳng hạn, do đã quá mệt mỏi sau một ngày làm việc, bạn quyết định mua đồ ăn nhanh để ăn tối thay vì nấu ăn. 

Bạn thấy đấy, việc mua đồ ăn sẵn có thể giúp bạn thỏa mãn cơn đói ngay lập tức, và không mất nhiều thời gian để nấu nướng nhưng chất lượng đồ uống có thể không đảm bảo và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn về sau. 

4.3 Sự trì hoãn xuất hiện

Decision fatigue là nguyên nhân dẫn đến sự trì hoãn. Khi bộ não con người trở nên quá mệt mỏi khi đưa ra các quyết định, nó có xu hướng trì hoãn/tránh né khi phải đưa ra các lựa chọn. 

Đọc thêm: 12 Mẹo Thay Đổi Thói Quen Trì Hoãn Khi Làm Việc Tại Nhà

5. Cách để đối mặt với tình trạng decision fatigue

5.1 Làm việc theo quy trình

Có 3 thói quen thay đổi cuộc sống có thể giúp bạn trở thành một người ra quyết định tốt hơn. 

Trước tiên, bạn cần chắc chắn rằng, bạn có không gian để bỏ qua những lỗi sai và thành công.

Thứ hai, phân tích sự tự tin của bản thân.

Thứ ba, nhận thức khả năng heuristics tinh thần của bản thân. Heuristics được hiểu là những lối tắt giúp bạn đưa ra quyết định một cách nhanh chóng, mà bạn hoàn toàn có thể lập trình cho bộ não của  mình. 

5.2 Cho phép những người khác cùng tham gia vào quá trình ra quyết định

Thay vì tự mình đưa ra quyết định bữa tối cho mình, bạn có thể nhờ sự gợi ý của bạn bè. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt rất nhiều sự căng thẳng khi phải đưa ra nhiều quyết định

5.3 Lược bỏ những quyết định không cần thiết

Tại sao Tổng thống Obama lại quyết định mặc cùng 1 kiểu quần áo mỗi ngày? Ông cho biết, điều này giúp giảm bớt sự mệt mỏi khi phải ra quyết định. Khi đó, bạn có thể dành nguồn năng lượng này cho những quyết định quan trọng hơn. 

cách đối mặt với decision fatigue
Làm thế nào để vượt qua sự mệt mỏi khi phải đưa ra quá nhiều quyết định?

Hãy cố gắng lược bỏ những quyết định không cần thiết, điều này vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, trí tuệ vừa giúp bạn phân bổ và đầu tư năng lượng hiệu quả hơn cho các quyết định quan trọng. 

5.4 Chú ý đến sức khỏe của bản thân

Khi sức khỏe của bạn không ổn định, năng lượng để dành cho các hoạt động hàng ngày cũng suy giảm. Do đó, bạn cần đặc biệt chú ý đến vấn đề chăm sóc khỏe. Khi sức khỏe tốt, bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn để thực hiện công việc, điều này cũng sẽ giúp hiệu quả công việc được nâng lên.

Bạn nên ngủ đủ giấc, chăm tập luyện thể dục thể thao, bổ sung glucose trong ngày, v.v.

Đọc thêm: 7 Cách Hiệu Quả Giúp Bảo Vệ Sức Khỏe Cho Dân Văn Phòng

5.5 Đưa ra các quyết định quan trọng vào buổi sáng

Khả năng ra quyết định của con người suy giảm theo thời gian trong ngày. Buổi sáng, bạn phải dành nhiều thời gian để ra quyết định nhưng chúng có xu hướng chính xác cao hơn. Vào buổi tối, tính chính xác của các quyết định có thể bị giảm dần do não bộ đã phải trải qua một ngày làm việc mệt mỏi. 

Việc đưa ra các quyết định vào buổi sáng, khi não bộ đã được phục hồi sau giấc ngủ và loại bỏ những thông tin không quan trọng có thể giúp các quyết định có tính hiệu quả hơn. 

Đọc thêm: Kỹ Năng Đưa Ra Quyết Định: 7 Bước Quy Trình Ra Quyết Định Hiệu Quả

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về tình trạng decision fatigue mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết bạn đã hiểu hơn về decision fatigue là gì, cũng như biết cách để hạn chế và đối mặt với tình trạng này một cách hiệu quả. 

Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé. 

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X