×

Đại Học Tại Chức Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm So Với Đại Học 

Ngày đăng: 06/09/2023 | No Comments

Ngày cập nhật: 07/09/2023

dai-hoc-tai-chuc-la-gi

Đại học tại chức là một sự lựa chọn phổ biến dành cho những người có mong muốn theo đuổi một lĩnh vực hoàn toàn mới nhưng lại không nỡ từ bỏ công việc hiện tại. Vậy cụ thể đại học tại chức là gì? Nó có giá trị như thế nào so với bằng đại học hay các chứng chỉ tương đương? Hãy cùng Glints tìm hiểu những ưu và nhược điểm của việc theo học tại chức thông qua bài viết dưới đây!

1. Đại học tại chức là gì?

Đầu tiên, đại học tại chức là gì? Đại học tại chức là một chương trình đào tạo chính quy dành riêng cho người đang có công việc toàn thời gian hoặc bán thời gian. Chương trình này giúp nhiều người thoả mãn được mong muốn học tập trong khi vẫn giữ được công việc hiện tại.

Mục đích của đại học tại chức cũng tương tự như những bằng cấp khác. Đó chính là đào tạo, cung cấp kiến thức, rèn luyện và nâng cao kỹ năng chuyên môn ở một lĩnh vực cụ thể. Tại Việt Nam, nhiều người tham gia học tại chức một lĩnh vực hoàn toàn khác với chuyên môn ban đầu nhằm gia tăng kỹ năng và cơ hội việc làm ở một vị trí cao hơn.

Đọc thêm: Văn Bằng 2 Là Gì? Có Nên Học Thêm Văn Bằng 2?

2. Phân biệt bằng đại học và bằng tại chức

Theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, bằng đại học tại chức và bằng đại học chính quy có giá trị tương tự nhau. Cả hai đều được ghi nhận là những bằng chứng hay cam kết về năng lực, kiến thức cũng như kỹ năng của một lĩnh vực cụ thể. Trong tuyển dụng, cả hai đều được nhiều doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước coi trọng như nhau.

Về mặt khác biệt, đại học tại chức có quy trình tuyển sinh đầu vào cũng như hình thức học tập khác với các đại học chính quy. Vì để phục vụ mục đích vừa học vừa làm của nhiều sinh viên, đại học tại chức cho phép họ có giờ học linh hoạt, bán thời gian và đôi khi là hình thức học tập không tập trung hay từ xa.

3. Ưu và nhược điểm của đại học tại chức

3.1 Ưu điểm

Đối với những người đã có công việc ổn định nhưng lại muốn mở rộng kiến thức, kỹ năng và cơ hội thăng tiến, đại học tại chức mang lại cho họ rất nhiều lợi ích, cụ thể:

  • Thời gian học linh hoạt: Dựa trên hình thức học tập của từng chứng chỉ tại chức khác nhau, người học có thể tuỳ ý sắp xếp thời gian học một cách linh hoạt, thậm chí cả vào buổi tối nhằm phù hợp với lịch trình của bản thân.
  • Cơ hội nghề nghiệp: Cơ hội vừa làm vừa học khi tham đuổi bằng tại chức giúp nhiều cá nhân nâng cao kỹ năng, kiến thức cũng như cơ hội nghề nghiệp ở các vị trí cấp cao hay quản lý, vốn cần nhiều kiến thức liên ngành.
  • Chương trình học cô đọng: Vì thiết kế đặc biệt cho các đối tượng vừa làm vừa học, các chương trình đào tạo tại chức tập trung nhiều vào các kiến thức quan trọng giúp tối ưu hoá thời gian học tập.
  • Giá trị: Bằng đại học tại chức có giá trị tương đương với bằng đại học chính quy.

3.2 Nhược điểm

Tuy có nhiều ưu điểm như vậy, nhưng chương trình đào tạo tại chức vẫn còn nhiều khuyết điểm về mặt tuyển sinh và hình thức học, cụ thể:

  • Không được coi trọng: Mặc dù có giá trị tương đương, nhưng nhiều người lại cho rằng bằng tại chức có giá trị thấp hơn so với bằng cử nhân, cao đẳng.
  • Thiếu chất lượng: Việc vừa làm vừa học có thể ảnh hưởng đáng kể đến cả hai mặt công việc và học tập. Tập trung vào việc học quá mức có thể ảnh hưởng đến công việc hiện tại và ngược lại.
  • Thiếu cơ sở giảng dạy: Không có nhiều cơ sở đào tạo tại chức tại Việt Nam và hệ thống tuyển sinh cũng như chất lượng giảng viên đôi khi cũng là một dấu chấm hỏi.

Đọc thêm: Sinh Viên Mới Ra Trường Có Nên Học Thạc Sĩ Ngay?

4. Một số điều kiện để lấy bằng tại chức

Để có thể đăng ký học tại chức, bạn cũng cần thoả mãn một số yêu cầu nhất định theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, cụ thể:

  • Giấy tờ tùy thân, CCCD hoặc CMND cũng như các tài liệu hành chính liên quan.
  • Đóng trước một phần hoặc toàn bộ học phí của chương trình đào tạo cử nhân lựa chọn
  • Sở hữu một trong các bằng cấp sau: Bằng cử nhân, Bằng cao đẳng, Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, Bằng tốt nghiệp giáo dục thường xuyên hoặc bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề.
  • Thực hiện việc đăng ký và hoàn thành các thủ tục khác theo quy định của từng trường và Bộ giáo dục.

5. Địa chỉ học bằng tại chức uy tín

Đại học tại chức mang lại rất nhiều lợi ích cho công việc tương lai của bạn. Vì vậy, quá trình lựa chọn trường và chương trình học phù hợp là rất quan trọng. Dưới đây là danh sách các đơn vị uy tín, chất lượng mà bạn có thể cân nhắc khi có dự định theo học tại chức:

Tại Hà Nội:

  • Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Luật
  • Đại học Hà Nội
  • Đại học Công đoàn
  • Đại học Sư phạm

Tại Thành phố Hồ Chí Minh:

  • Đại học Mở
  • Đại học Luật
  • Đại học Bách khoa TP HCM
  • Đại học Văn hóa
  • Đại học Tài chính
  • Đại học Kinh tế

Kết luận

Vậy là Glints đã cùng bạn tìm hiểu đại học tại chức là gì và những ưu, nhược điểm của việc theo học tại chức. Đây sẽ là một sự lựa chọn tốt nếu như bạn muốn nâng cao kỹ năng hiện tại hay mở rộng kiến thức ở những lĩnh vực tương tự. Tuy nhiên, hãy cân đối thời gian và công sức bỏ ra giữa việc học và việc làm để đạt được kết quả tốt nhất!

Nếu bạn cảm thấy hứng thú với các chủ đề tương tự, hãy ghé qua Blog của Glints để cập nhật thêm nhiều nội dung chất lượng khác nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X