×

Tổng Hợp Thông Tin Nhất Định Phải Biết Về Ngành Thiết Kế Đồ Họa In Ấn

Ngày đăng: 16/08/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 22/09/2023

Chắc hẳn bạn đã từng tiếp xúc với các ấn phẩm in ấn như lịch để bàn, tờ rơi, standee, v.v. Vậy đã khi nào, bạn đặt ra câu hỏi các phẩm này được tạo ra như thế nào hay ai là người đứng sau những ấn phẩm này hay chưa. Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ chia sẻ cho bạn một cách chi tiết về ngành thiết kế đồ họa in ấn. Nếu bạn đang tìm hiểu và có ý định theo học ngành này thì nhất định không thể bỏ qua bài viết.

1. Ngành thiết kế đồ họa in ấn là gì?

    Thiết kế đồ họa in ấn là một nhánh nhỏ của thiết kế đồ họa, các ấn phẩm sau khi được thiết kế sẽ được in ra. Mục đích của thiết kế đồ họa in ấn chủ yếu phục vụ cho hoạt động xây dựng thương hiệu và marketing của doanh nghiệp.

    Ví dụ về các ấn phẩm in ấn có thể kể đến như: danh thiếp, standee, bao bì, v.v.

    ngành thiết kế đồ họa in ấn
    Ngành thiết kế đồ họa in ấn là gì?

    Đọc thêm: Graphic Design Là Gì? Tổng Quan Về Ngành Thiết Kế Đồ Họa Dành Cho Người Mới

    2. Các yếu tố cần nắm vững khi học ngành thiết kế đồ họa in ấn

    Nếu muốn tham gia vào lĩnh vực thiết kế in ấn, bạn cần nắm vững các kiến thức sau:

    2.1. Các lĩnh vực thiết kế in ấn

    Ngành thiết kế đồ họa in ấn có thể thiết kế nhiều loại ấn phẩm truyền thông in ấn khác nhau. Các nhà thiết kế in ấn có thể lựa chọn một ngách cụ thể để phát triển nghề nghiệp. Một số lĩnh vực thiết kế in ấn có thể kể đến như: 

    • Thiết kế danh thiếp
    • Thiết kế tờ rơi
    • Thiết kế bao bì, nhãn dán
    • Thiết kế poster
    • Thiết kế bìa tạp chí
    • Thiết kế in ấn trên quần áo
    • Thiết kế menu
    • Thiết kế biển bảng quảng cáo 
    • Thiết kế sách, lịch, thư mời, v.v

    2.2. Định dạng tệp in

    Nhằm đảm bảo chất lượng tệp in tốt nhất, các nhà thiết kế in ấn cần chú ý đến định dạng tệp ấn phẩm. 

    Dưới đây là một số định dạng tệp in thường gặp:

    Định dạng tệpĐặc điểm
    JPG/JPEGĐây là định dạng mặc định trên máy ảnh kỹ thuật số, định dạng JPG được lưu bằng việc sử dụng độ phân giải thích hợp và không gian màu chính xác. Ảnh JPG được in với hệ màu CMYK, tuy vậy khi lưu tệp với định dạng này, chất lượng ấn phẩm được in ra không tốt.
    PDFCó thể lưu dưới dạng vector, tệp được in dưới định dạng này cho chất lượng in rõ nét. Đây là một định dạng in được nhiều người lựa chọn.
    EPSĐồ họa vector thường được lưu ở định dạng EPS. Định dạng tệp này có thể sử dụng ở nhiều version khác nhau mà không lo lỗi.
    PNGKhi lưu tệp dưới định dạng này, chất lượng hình ảnh được tối ưu, và hỗ trợ làm trong suốt background hoặc các điểm mờ trong ảnh. Nhờ giữ được chất lượng in ấn tốt nên định dạng này thường được sử dụng nhiều trong in ấn.
    TIFFKhi lưu ấn phẩm dưới định dạng TIFF sẽ đảm độ sắc nét của ấn phẩm, có thể mở trong PTS, AI, Coreldraw nếu cần thiết. Bên cạnh đó, khi nén ảnh, chất lượng ảnh vẫn không bị giảm. Đây cũng làm một định dạng tệp thường được sử dụng trong in ấn. 

    2.3. Kích thước ấn phẩm

    Để đảm bảo quá trình in ấn diễn ra suôn sẻ, không bị lãng phí hay hao hụt khổ giấy, nhà thiết kế in ấn cần nắm vững kích thước tiêu chuẩn của một số ấn phẩm. 

    Các yếu tố cần nắm vững khi học ngành thiết kế đồ họa in ấn
    Các yếu tố cần nắm vững khi học ngành thiết kế đồ họa in ấn.

    Các kích thước khổ in phổ biến bao gồm: 

    • Khổ A1: 59.4cm x 84.1cm
    • Khổ A3: 29.7cm x 42cm
    • Khổ A4: 21cm x 29.7cm
    • Khổ A5: 14.8cm x 21cm
    • Khổ A6: 10.5cm x 14.8cm
    • Name card: 9cm x 5.5cm
    • Standee: 60cm x 160cm; 80cm x 180cm; 80cm x 200cm

    Ngoài các kích thước tiêu chuẩn, tùy thuộc vào mục đích của thương hiệu, designer có thể custom kích thước ấn phẩm sao cho phù hợp.

    2.4. Vùng bù xén trong

    Khi in, ấn phẩm sẽ tự động cắt bớt 2 – 3 mn ở phần rìa. Lúc này, khi thiết kế, designer cần chừa 2 – 3 mm bao quanh ấn phẩm để bù vào vùng cát của máy in.

    2.5. Dải màu trong in ấn

    Hai hệ màu thường gặp trong thiết kế bao gồm RGB và CMYK. Hệ màu RGB thường được sử dụng cho các ấn phẩm hiển thị trên các nền tảng digital, trong đó CMYK thường được sử dụng cho các ấn phẩm in ấn. 

    Khi sử dụng hệ màu CMYK, ấn phẩm được in ra sẽ không bị thay đổi chất lượng màu sắc. 

    2.6. Độ phân giải

    Độ phân giải của ấn phẩm có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng của ấn phẩm in ấn. Độ phân giải càng thấp, chất lượng in ra càng thấp. Trong thiết kế đồ họa in ấn, tùy thuộc vào kích thước ấn phẩm, chúng ta sẽ có một độ phân giải phù hợp. 

    Đối với các ấn phẩm có kích thước lớn như pano nếu đặt độ phân giải quá lớn có thể làm cho kích thước tệp quá lớn, và có thể không thể in được.

    Dưới đây là một số ví dụ về độ phân giải phù hợp với kích thước của ấn phẩm:

    • Standee: 150 dpi
    • Khổ A2; A3; A4; A5: 300 dpi
    • Pano lớn: 50 hoặc 72 dpi
    • Banner, brandroll, back drop: 72 dpi
    công ty thiết kế in ấn
    Cơ hội làm việc tại công ty thiết kế in ấn.

    Đọc thêm: Bí Quyết Nâng Cấp Tư Duy Màu Sắc Trong Thiết Kế

    3. Học thiết kế đồ họa in ấn ở đâu?

    Học thiết kế đồ họa in ấn quảng cáo tại Hà Nội ở đâu? Học thiết kế in ấn tại Hồ Chí Minh ở đâu? Bạn có thể tham khảo các chương trình đào tạo ngành thiết kế đồ họa tại các trường đại học như:

    • Trường Đại học Hoa Sen
    • Trường Đại học RMIT
    • Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội (Hồ Chí Minh)
    • Trường Đại học Văn Lang
    • Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, v.v.

    Ngoài ra bạn cũng thể tham khảo thêm các khóa đào tạo thiết kế đồ họa in ấn ngắn hạn. 

    4. Học thiết kế đồ họa in ấn ra làm gì?

    Sinh viên học ngành thiết kế đồ họa in ấn có thể làm gì? Tùy thuộc vào lĩnh vực thiết kế in ấn lựa chọn mà designer có thể tìm kiếm các công việc phù hợp. Một số vị trí công việc phổ biến cho tân cử nhân thiết kế đồ họa in ấn.

    • Chuyên viên quản trị thương hiệu
    • Chuyên viên thiết kế bao bì sản phẩm
    • Chuyên viên thiết kế OOH
    • Chuyên viên thiết kế thiệp mời, tờ rơi, name card, v.v
    • Giảng viên đào tạo ngành thiết kế đồ họa
    • V.v.

    Ngoài việc, tham gia vào một tổ chức cụ thể, bạn cũng có thể tự mở studio cho riêng mình hoặc trở thành một designer tự do. 

    Thiết kế đồ họa nói chung, hay thiết kế đồ họa in ấn nói riêng là một hoạt động quan trọng trong lĩnh vực truyền thông/quảng cáo. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong ngành truyền thông/quảng cáo luôn ở mức cao, do đó, cơ hội việc làm cho sinh viên theo học ngành thiết kế đồ họa là rất lớn.

    Tạm kết

    Trên đây là những chia sẻ về ngành thiết kế đồ họa in ấn mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về ngành thiết kế đồ họa in ấn là gì, cũng như có thêm nhiều góc nhìn mới về ngành nghề hấp dẫn này. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về ngành thiết kế đồ họa và hành trang chuẩn bị trở thành một graphic designer chuyên nghiệp, đừng bỏ qua các bài viết hữu ích tại blog cua Glints.

    Nếu bạn có thêm bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết.

    Bài viết có hữu ích đối với bạn?

    Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

    Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

    Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

    Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

    Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

    [jetpack-related-posts]

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
    Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

    X