×

Chuyên Viên Tư Vấn Tài Chính Là Ai? Công Việc Của Họ Là Gì?

Ngày đăng: 29/04/2022 | No Comments

Ngày cập nhật: 10/02/2023

chuyên viên tư vấn tài chính

Sau biến cố do COVID-19 gây nên, từ khóa “tài chính” trở thành chủ đề nóng hổi được nhiều người quan tâm.

Không chỉ đối với các cá nhân mà các doanh nghiệp cũng bắt đầu thắt chặt mảng tài chính trong bộ máy của mình để đảm bảo mọi thứ vận hành trong mức chi tiêu cho phép.

Cũng vì lẽ đó mà ngành tư vấn tài chính được các sinh viên và người mới đi làm “săn đón” nhiều hơn trước kia.

Vậy tư vấn tài chính là gì? Chuyên viên tư vấn tài chính là ai và đảm nhiệm gói công việc ra sao? Đâu là những yêu cầu đặc thù đối với ngành nghề này?

Cùng Glints trả lời những câu hỏi trên để bạn có nền tảng vững chắc để theo đuổi ngành nghề này nhé!  

Tư vấn tài chính là gì?

Trước hết, ta cần tìm hiểu tư vấn tài chính là gì. Nói một cách đơn giản, tư vấn tài chính là vận dụng những kiến thức, am hiểu sâu rộng của mình trong lĩnh vực tài chính để mang đến những lời khuyên thiết thực cho khách hàng.

chuyên viên tư vấn tài chính là gì
Tư vấn tài chính là gì

Công việc này yêu cầu những kiến thức chuyên môn, kỹ năng và cả góc nhìn trong lĩnh vực. Điều này đòi hỏi người thực hiện công việc tư vấn tài chính phải có sự am hiểu nhất định về chứng khoán, thuế, tài chính, hưu trí, bảo hiểm và các chiến lược đầu tư ngắn hạn – dài hạn.

Chuyên viên tư vấn tài chính là gì? 

Chuyên viên tư vấn tài chính chính là “cánh tay phải” của công ty, doanh nghiệp trong việc quản lý tài sản và đầu tư tài chính. Bên cạnh đó, họ còn phải đảm đương các vấn đề liên quan từ phía khách hàng như: khoản tài chính, đầu tư, bảo hiểm,… 

Các loại hình tư vấn tài chính hiện nay 

Ngành nghề tư vấn tài chính không bó hẹp trong một hình thức, mà có nhiều nhánh rẽ khác nhau. Thế nhưng, có hai loại hình tư vấn tài chính phổ biến hiện nay, đó là:

  • Dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân
  • Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp

Dịch vụ tư vấn tài chính cá nhân

Cái tên nói lên tất cả. Chuyên viên tư vấn tài chính cho cá nhân sẽ nhằm mục đích chính là giúp khách hàng quản lý và phát triển tài chính của riêng họ. Điều này bao gồm các hình thức tư vấn về thuế, bảo hiểm, dòng tiền, nợ,…

Đồng thời, họ cũng sẽ giúp các cá nhân xác định đúng mục tiêu quản lý tài chính để từ đó thu lại nhiều lợi nhuận nhất có thể từ nguồn lực tài chính của mình.

Dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp

Khác với hình thức tư vấn tài chính cá nhân, các chuyên viên tư vấn tài chính cho doanh nghiệp sẽ đảm nhiệm các công việc để giúp doanh nghiệp quản lý và phát triển tài chính từ các hoạt động kinh doanh. Điều này đòi hỏi các chuyên viên phải có gói công việc chuyên sâu hơn, cụ thể như:

  • Xác định và phân tích nguồn vốn và lợi nhuận, từ đó vạch ra mục tiêu, kế hoạch lâu dài cho công ty.
  • Cân nhắc từng hạng mục tài chính của doanh nghiệp: đâu là hạng mục có tiềm năng “sinh nở” về mặt tài chính; đâu là hạng mục đang “ngốn” nhiều ngân sách của công ty.
  • Đưa ra những lời khuyên để doanh nghiệp thoát khỏi các vấn đề khó khăn hiện tại trong hoạt động kinh doanh,…

Công việc cụ thể của một chuyên viên tư vấn tài chính là gì?

Dù có các nhánh nhỏ khác nhau, song công việc của chuyên viên tư vấn tài chính, về cơ bản, là đưa ra những lời khuyên để giúp khách hàng quyết định cách sử dụng nguồn lực tài chính một cách đúng đắn để đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Dưới đây là một số đầu việc cụ thể mà chuyên viên tài chính phải thực hiện:

  • Tổng hợp thông tin về dòng tiền, thu chi, ngân sách, thuế má, rủi ro tài chính,… của khách hàng.
  • Vạch ra kế hoạch sử dụng các nguồn lực tài chính hiệu quả để khách hàng cân nhắc thực hiện.
  • Đưa ra những lời khuyên xác đáng dựa trên những thông tin đã thu thập được để đảm bảo rằng chúng sẽ mang đến lợi nhuận cho khách hàng.
  • Giải đáp toàn bộ thắc mắc của khách hàng về kế hoạch đầu tư cũng như những câu hỏi liên quan đến lĩnh vực tài chính.
  • Báo cáo các kết quả đạt được sau khi thực hiện các lời khuyên về mặt tài chính. Nếu vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra, các chuyên viên tư vấn tài chính phải tiếp tục vạch ra những kế hoạch, chiến lược khác.
  • Tìm kiếm nguồn khách hàng mới mẻ và tiềm năng.
  • Theo dõi xu hướng thị trường tài chính trong hiện tại, cũng như có những nhận định, tiên đoán về lĩnh vực này trong tương lai gần và xa.

Các kỹ năng cần có của một chuyên viên tư vấn tài chính 

Để trở thành một chuyên viên tư vấn tài chính, bên cạnh kỹ năng chuyên môn về lĩnh vực tài chính, bạn cần sở hữu một số kỹ năng dưới đây để thực hiện tốt công việc của mình. Cụ thể như:

Kỹ năng truyền đạt và thuyết phục khách hàng

Sẽ không mấy dễ dàng để khách hàng tin tưởng bạn ngay từ lần đầu tiên, bởi những lời tư vấn của bạn có thể ảnh hưởng đến sự thành bại của doanh nghiệp họ trong hiện tại và cả tương lai.  Thế nên, hãy luôn xác định tâm thế rằng khách hàng sẽ luôn nghi hoặc trước những lời tư vấn và lời khuyên của bạn.

tu van tai chinh
Kỹ năng cần có của chuyên viên tư vấn tài chính

Câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể truyền đạt thông tin để khách hàng thực sự hiểu và được thuyết phục bởi kế hoạch của bạn? Trên hết, bạn cần truyền tải thông tin một cách chính xác, khúc chiết và nói đúng vào trọng tâm. Hãy luôn kiên nhẫn trước những câu hỏi, khúc mắc của khách hàng trước kế hoạch của bạn.

Đọc thêm: Kỹ Năng Mềm Là Gì? 7 Kỹ Năng Mềm Cần Thiết Giúp Bạn Thành Công Trong Công Việc

Quản lý, sắp xếp sổ sách

Đối với một chuyên viên tư vấn tài chính, thông thường bạn sẽ phải làm việc với nhiều bên liên quan. Chính vì vậy mà việc quản lý sổ sách một cách gọn gàng và cẩn thận là vô cùng quan trọng. Tưởng chừng chỉ là một việc nhỏ, nhưng việc sắp xếp các loại giấy tờ sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian của chính mình và của khách hàng. 

Đạo đức nghề nghiệp của chuyên viên tư vấn tài chính

Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. 

Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. 

Kết luận

Tóm lại, ngành nghề tư vấn tài chính nói chung và chuyên viên tư vấn tài chính nói riêng là một công việc không mấy dễ dàng – khó ở cả kỹ năng chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp. Để có thể trở thành một chuyên viên tư vấn tài chính giỏi và được tín nhiệm, bạn phải trau dồi cả kiến thức ngành nghề lẫn giữ một lý trí vững vàng để tránh sa vào cạm bẫy.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.4 / 5. Lượt đánh giá: 8

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X