×

Chuyên Viên Pháp Lý Là Gì? Giải Mã Công Việc Của Kim Chỉ Nam Của Mọi Công Ty

Ngày đăng: 04/05/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 10/02/2023

Trong các doanh nghiệp và tổ chức, vị trí chuyên viên pháp lý ngày càng được ưu ái. Vị trí này đóng vai trò mật thiết đối với sự phát triển lâu bền của một doanh nghiệp lớn nhỏ bất kỳ. Họ sẽ giúp các doanh nghiệp vận hành trơn tru hơn trước những thủ tục, chính sách, luật pháp của chính phủ đối với doanh nghiệp.

Vậy chuyên viên pháp là gì? Họ đóng vai trò như thế nào đối với sự phát triển của công ty và chuyên viên pháp lý học ngành gì? Cùng Glints tìm hiểu tất tần tật về công việc của một chuyên viên pháp lý nhé!

Chuyên viên pháp lý là gì?

Chuyên viên pháp lý (hay với tên gọi tiếng Anh là Legal Executive) là người đóng vai trò định hướng các doanh nghiệp, công ty, tổ chức,… làm việc tuân thủ đúng quy chế, pháp luật. 

Sở dĩ chuyên viên pháp chế đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hình thành – hoạt động – phát triển của doanh nghiệp là vì mọi doanh nghiệp đều sẽ được kiểm soát bởi luật pháp. Việc tuân thủ đúng các quy định, pháp chế,… sẽ giúp doanh nghiệp vận hành dễ dàng và trơn tru hơn rất nhiều.

Công việc của chuyên viên pháp lý

Đóng vai trò quan trọng đến thế trong sự hình thành và phát triển doanh nghiệp, tổ chức, vậy công việc hàng ngày của chuyên viên pháp lý là gì?

1. Soạn thảo, sửa đổi hợp đồng

Chuyên viên pháp lý sẽ đảm nhận chính trong việc soạn thảo các văn bản, tài liệu pháp lý; cũng như các hợp đồng, thỏa thuận giữa các bên để thỏa quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, một chuyên viên pháp lý còn bao hàm cả việc kiểm tra và xác thực tính hợp lý, hợp pháp của các loại hợp đồng khác nhau. Vì là một công việc liên quan trực tiếp đến vòng lao lý, nên các chuyên viên pháp lý phải đảm bảo rằng mọi thông tin trong hợp đồng, tài liệu có tính chính xác và hợp pháp cao nhất.

Không chỉ dừng lại ở việc soạn thảo, công việc của chuyên viên pháp lý còn là bổ sung, chỉnh sửa, chắt lọc các văn bản, tài liệu, hồ sơ pháp lý,… Mục đích của công việc này là giúp đảm bảo doanh nghiệp đang vận hành theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp cùng các bộ luật liên quan.

2. Luật sư tư vấn và thủ tục

Chuyên viên pháp lý còn đóng vai trò luật sư tư vấn và thủ tục. Tức nghĩa họ phải đảm nhận vai trò nghiên cứu các nghị định, điều luật,… liên quan đến lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.

Từ đó đưa ra những lời tư vấn hợp lý để đảm bảo mọi hoạt động, quy trình của công ty đều hợp pháp.

công việc của chuyên viên pháp lý
Chuyên viên pháp lý có nhiều công việc rất quan trọng trong doanh nghiệp.

3. Tuân thủ quy định nội bộ

Bên cạnh vai trò tư vấn pháp lý dựa trên cơ sở luật pháp, chuyên viên pháp lý còn phải là người thường xuyên rà soát, cập nhật, chỉnh sửa những chủ trương, điều lệ của công ty để nó phù hợp với pháp luật hiện hành.

Chuyên viên pháp lý sẽ phối hợp với các cấp quản lý để xây dựng chính sách quản lý nội bộ, cũng như giám sát quá trình triển khai, thực hiện chính sách của các nhân viên. 

4. Kiện tụng, khiếu nại

Một doanh nghiệp sẽ khó lòng tránh khỏi những vấn đề kiện tụng, khiếu nại từ phía nội bộ cũng như ngoại bộ. Trong những trường hợp ấy, chuyên viên pháp lý sẽ có vai trò “cầu nối” để đứng ra giải quyết những vấn đề tồn đọng giữa các bên.

Một chuyên viên pháp lý có tâm, có tầm sẽ giải quyết các vấn đề kiện tụng, khiếu nại dựa trên cơ sở pháp luật để thỏa mãn tối đa quyền lợi của các bên. 

5. Các nhiệm vụ khác theo phân công

Chuyên viên pháp lý sẽ đảm nhiệm luôn cả những trách nhiệm khác do Trưởng phòng Pháp chế phân bổ xuống. Gói công việc này có thể bao hàm việc cập nhật, nghiên cứu các thông tin mới nhất về luật pháp như nghị định, thông tư, các thay đổi trong chính sách,… liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.

Tầm quan trọng của chuyên viên pháp lý

Công việc chuyên viên pháp lý được xem là “kim chỉ nam” của mọi doanh nghiệp. Điều gì khiến công việc này trở nên quan trọng đến thế?

Các cấp quản lý trong doanh nghiệp là những người có tư duy kinh doanh, nhưng sẽ không quá am hiểu về Luật kinh doanh.

Hơn thế, các doanh nghiệp ngày càng phát triển và mở rộng quy mô. Họ sẽ phải làm việc với nhiều đơn vị khác nhau để đảm bảo mọi khâu diễn ra trơn tru. Các vấn đề pháp lý cũng từ đó trở nên nhiều và phức tạp hơn.

Chính vì thế, các doanh nghiệp sẽ luôn cần đến các chuyên viên pháp lý. Họ sẽ đóng vai trò dẫn dắt, tư vấn và định hướng các doanh nghiệp về những vấn đề pháp lý, giấy tờ, chính sách,… bắt buộc trong lĩnh vực ấy.

chuyên viên pháp lý là gì
Chuyên viên pháp chế là ‘kim chỉ nam’ của từng công ty.

Các doanh nghiệp lớn rất chú trọng đến pháp luật, bởi một sai phạm nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến danh tiếng dài lâu của doanh nghiệp. Thế nên, họ ngày càng cần một chuyên viên pháp lý vừa có tâm, vừa có tầm để đảm bảo mọi khâu hoạt động trong bộ máy vận hành diễn ra suôn sẻ nhất có thể. 

Kỹ năng cần thiết của chuyên viên pháp lý

Nếu bạn muốn trở thành một chuyên viên pháp chế thực thụ, bạn sẽ cần các kỹ năng sau.

1. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán

Không chỉ làm việc với các tài liệu, điều lệ, luật pháp,… mà chuyên viên pháp lý còn phải làm việc chặt chẽ với rất nhiều đơn vị và cá nhân liên đới. Do phải liên hệ và đàm phán với đối tác bên ngoài, nên kỹ năng giao tiếp là điều vô cùng quan trọng.

Hơn thế, ở vai trò truyền đạt và tư vấn luật cho các cấp quản lý, chuyên viên pháp lý cần thể hiện sự rõ ràng, khúc chiết trong từng lời nói để tránh gây khó hiểu và rối bời nơi người tiếp nhận thông tin.

Thậm chí đối với những doanh nghiệp lớn, họ phải tiếp xúc với các cơ quan pháp lý và đôi lúc cả truyền thông, công chúng. Một lỗi nhỏ trong giao tiếp từ chuyên viên pháp lý hoàn toàn có khả năng bị đào bới và cắt ngữ cảnh để gây bất lợi cho doanh nghiệp.

2. Bảo mật thông tin

Như đã đề cập, các chuyên viên pháp lý sẽ đóng vai trò xây dựng, kiểm tra và quản lý hệ thống chính sách, điều lệ của doanh nghiệp. Đồng thời là người trực tiếp soạn thảo văn bản pháp lý, các hợp đồng quan trọng của doanh nghiệp.

Vì phải chịu trách nhiệm cho các thông tin quan trọng của doanh nghiệp, nên chuyên viên pháp lý cần bảo mật tuyệt đối thông tin. 

3. Làm việc nhóm

Vấn đề pháp lý sẽ bao hàm rất nhiều những khía cạnh nhỏ khác nhau. Mỗi nhân viên trong phòng ban sẽ đảm nhận những vai trò riêng, từ đó tổng hợp và xâu chuỗi chúng lại để cùng phục vụ cho mục tiêu của doanh nghiệp.

Chính vì thế, bên cạnh khả năng làm việc độc lập thì các chuyên viên pháp lý cũng cần khả năng làm việc nhóm thật tốt để đảm bảo công việc riêng của mình sẽ phối hợp nhịp nhàng với công việc chung của cả đội.

kỹ năng làm việc nhóm

Đặc biệt đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn, các chuyên viên pháp chế còn phải phối kết hợp với rất nhiều phòng ban khác nhau để mang đến những chính sách, quy định riêng. Điều này đòi hỏi khả năng làm việc nhóm thật tốt để công việc giữa các phòng ban được “lưu thông” hiệu quả. 

Đọc thêm: Cách Rèn Luyện Kỹ Năng Làm Việc Nhóm Hiệu Quả

4. Kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề

Là một chuyên viên pháp lý, họ phải sở hữu khả năng lập luận và phân tích thật sắc bén để đảm bảo các vấn đề pháp lý không có sơ hở.

Để làm được điều đó, họ phải phân tích thật kỹ càng các tài liệu, điều luật, chính sách,… Từ đó có cơ sở vững vàng để đưa ra những lập luận đầy logic.

5. Khả năng thích ứng, chịu áp lực cao

Thị trường luôn biến đổi không ngừng, kéo theo đó là các quy định, điều lệ liên quan đến Luật kinh doanh cũng sẽ ngày một phức tạp hơn. Chính vì lẽ đó, chuyên viên pháp chế cần liên tục nắm bắt thông tin mới nhất, đồng thời cập nhật các văn bản Luật một cách tường tận để ứng phó kịp thời trước những thay đổi.

Công việc pháp lý buộc các chuyên viên pháp chế “đứng mũi chịu sào”, nên áp lực căng thẳng là điều khó tránh. Họ phải luôn giữ một tinh thần thép để chịu những áp lực căng thẳng nhất từ phía ngoại bộ cũng như nội bộ. 

Chuyên viên pháp lý học ngành gì?

Cái tên nói lên tất cả. Để có thể trở thành chuyên viên pháp lý, tối thiểu bạn phải có bằng tốt nghiệp Đại học ngành Luật. Bên cạnh đó, bạn cần sở hữu những chứng chỉ được công nhận rộng rãi để ứng tuyển vào các doanh nghiệp có quy mô lớn. 

Bên cạnh yếu tố học thuật buộc phải có ở ngành nghề đặc thù này, bạn phải luôn liên tục trau dồi những kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, đàm phán, phân tích, phản biện,… Có thế, bạn sẽ tạo được sự thuyết phục tuyệt đối từ phía quản lý cũng như những người cùng làm việc với bạn.

Cơ hội việc làm 

Nếu bạn muốn trở thành chuyên viên pháp lý tại các doanh nghiệp, hãy cùng nắm bắt những cơ hội nghề nghiệp mới nhất tại Glints nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 5 / 5. Lượt đánh giá: 1

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X