×

Tìm Hiểu Công Việc Của Một Chuyên Viên An Toàn Thông Tin

Ngày đăng: 26/07/2023 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 26/07/2023

An toàn thông tin là gì? An toàn thông tin mạng là gì? Có thể nói đây là một vấn đề vô cùng nóng và được nhiều người quan tâm hiện nay. Các vấn nạn nhức nhối hiện nay như: đánh cắp, phá hủy dữ liệu và thông tin của doanh nghiệp hay người dùng có thể gây thiệt hại lớn về tài sản, cũng như danh tiếng của người bị hại.

Trong bài viết này, Glints sẽ giúp bạn hiểu hơn về lĩnh vực này, cũng như công việc của một chuyên viên an toàn thông tin. 

An toàn thông tin là gì?

An toàn thông tin là gì? An toàn thông tin là hành động ngăn ngừa sự tấn công, truy cập, phát tán hay chia sẻ thông tin khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu. 

Theo báo cáo của BKAV, mức thiệt hại do virus máy tính gây ra lên đến 21.2 nghìn tỷ đồng trong năm 2022. Các cuộc tấn công bằng mã độc đang ngày càng tăng, khoảng 180.000 máy tính tại các cơ quan và tổ chức tại nước ta bị tấn công, nhiễm mã độc APT trong năm 2022.

Có thể nói, ngành an toàn thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ thông tin và giảm thiểu tối đa những thiệt hại về tài sản của doanh nghiệp, người dùng mạng.

Ngành an ninh thông tin là gì
Ngành an ninh thông tin có cơ hội phát triển rất tiềm năng.

Chuyên viên an toàn thông tin làm gì?

Dưới vai trò là một chuyên viên an toàn thông tin, bạn sẽ đảm nhận việc đảm bảo sự an toàn của hệ thống thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp. Thực hiện ngăn ngừa virus tấn công, kẻ xấu xâm nhập, sửa đổi, phá hủy dữ liệu, cũng như một số các hành động bất hợp pháp gây ảnh hưởng đến tài sản, hình ảnh, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Dưới đây là ví dụ tham khảo về mô tả công việc của vị trí chuyên viên an toàn thông tin.

  • Cài đặt, cấu hình và quản trị các thiết bị bảo mật (Firewall, WAF, IPS, DLP, v.v) theo chính sách nhằm đảm bảo an toàn cho hạ tầng CNTT.
  • Phối hợp quản trị hệ thống phòng chống mã độc, hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến mã độc trên máy chủ, máy trạm.
  • Dò quét điểm yếu kỹ thuật; kiểm thử an ninh mạng, hệ thống máy chủ và tìm kiếm phương án khắc cụ các điểm yếu.
  • Tham gia xây dựng, và hỗ trợ triển khai các chính sách, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến an toàn thông tin.
  • Giám sát, quản trị vận hành và khắc phục các vấn đề về an toàn thông tin.
  • Nghiên cứu, thử nghiệm và đề xuất các giải pháp bảo mật nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ an toàn thông tin.
  • Thực hiện báo cáo tình hình an toàn thông tin cho cấp trên theo định kỳ, hoặc khi được yêu cầu trực tiếp.

Yêu cầu cần có của một chuyên viên an toàn thông tin

Để trở thành một chuyên viên an toàn thông tin, bạn cần tốt nghiệp tối thiểu trình độ đại học ngành/ chuyên ngành như: An toàn thông tin, Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông hoặc các ngành/chuyên ngành liên quan. Bên cạnh đó, nếu bạn sở hữu các chứng chỉ trong lĩnh vực an toàn thông tin như CEH, Security+ thì được xem là một lợi thế.

Yêu cầu cần có của một chuyên viên an toàn thông tin
Yêu cầu cần có của một chuyên viên an toàn thông tin.

Yêu cầu về kỹ năng mềm, ứng viên cần có:

Mức lương chuyên viên an toàn thông tin

Có thể nói, mức lương kỹ sư an toàn thông tin khá hấp dẫn. Tham khảo trên một số thông tin tuyển dụng, mức lương có thể lên tới 25 triệu đồng/tháng đối với ứng viên có từ 1 năm kinh nghiệm trở lên. (Lưu ý mức lương này chỉ mang tính chất tham khảo).

Mức lương thực tế của chuyên viên an toàn thông tin có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, tính chất công việc, v.v.

Một số vị trí việc làm khác trong lĩnh vực an toàn thông tin

Chuyên viên bảo mật hệ thống

Chuyên viên bảo mật hệ thống là người có trách nhiệm bảo quản, bảo mật cơ sở dữ liệu số của doanh nghiệp, hoặc một cá nhân nào đó. 

Để trở thành một chuyên gia bảo mật hệ thống, bạn cần nắm vững kiến thức về thông tin, bảo mật internet trong hệ thống của một tổ chức.

Một số vị trí việc làm khác trong lĩnh vực an toàn thông tin
Một số vị trí việc làm khác trong lĩnh vực an toàn thông tin bạn có thể tham khảo.

Chuyên viên phân tích bảo mật thông tin

Chuyên gia phân tích bảo mật thông tin chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch ngăn chặn các hành vi xâm nhập, sử dụng thông tin và dữ liệu sai mục đích, trái với quy định về bảo mật nội bộ của doanh nghiệp. 

Bên cạnh đó, chuyên viên phân tích bảo mật thông tin cũng cần đảm bảo dữ liệu tránh tránh khỏi sự tấn công của virus, và các nguy cơ tiềm ẩn như virus, sự cố do mất điện hay hỏng máy tính, v.v.

Nhân viên phân tích bảo mật thông tin cũng có nhiệm vụ sắp xếp và sửa đổi các tệp dữ liệu trên máy tính bằng các phần mềm bảo mật và quản lý lượt truy cập từ người dùng nhằm đảm bảo dữ liệu không bị sao chép, bị đánh cắp.

Chuyên viên an ninh mạng

Chuyên viên an ninh mạng (Cybersecurity Specialist) là một chuyên gia chuyên về bảo mật và an ninh thông tin trong không gian mạng. Công việc của chuyên viên an ninh mạng là bảo vệ hệ thống máy tính, mạng và dữ liệu của tổ chức hoặc cá nhân khỏi các mối đe dọa và cuộc tấn công trực tuyến.

Đọc thêm: Ngành an ninh mạng là gì? An ninh mạng học gì & học ở đâu?

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về ngành an toàn thông tin và công việc của một chuyên viên an toàn thông tin mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về ngành an toàn thông tin là gì, cũng như có thêm nhiều góc nhìn mới về ngành nghề tiềm năng này.

Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X