Ngày đăng: 29/06/2023 | No Comments
Ngày cập nhật: 28/06/2023
Đặt câu hỏi phỏng vấn là một kỹ năng quan trọng, không chỉ với ứng viên mà còn với cả chính người tuyển dụng. Cuộc phỏng vấn có hiệu quả và đạt được sự đồng thuận của hai bên hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố này. Do đó, cùng Glints tìm hiểu cách đặt câu hỏi phỏng vấn hay ngay dưới đây nhé.
Các kỹ thuật đặt câu hỏi sau sẽ là chìa khóa giúp các nhà tuyển dụng trau dồi khả năng đặt câu hỏi trong phỏng vấn của mình.
Trong một buổi phỏng vấn, những câu hỏi sẽ đi từ đơn giản nhất cho tới phức tạp hoặc đòi hỏi ứng viên phải đáp ứng được nhiều yêu cầu nhất. Do đó, bạn hãy xây dựng một cái khung logic cho các câu hỏi sẽ được đặt ra. Nó có thể theo một dàn ý cơ bản nhất, từ Giới thiệu bản thân, Kinh nghiệm làm việc cho tới những câu đi sâu hơn về hành vi, tình huống giả định, v.v. Tuỳ vào mỗi ngành mà các câu hỏi chuyên sâu sẽ khác nhau
Bằng cách này, bạn sẽ dễ dàng theo dõi cả quá trình và không bỏ sót những chi tiết quan trọng.
Thay vì đặt câu hỏi đơn giản có thể trả lời bằng “có” hoặc “không”, bạn hãy sử dụng câu hỏi mở để khuyến khích ứng viên trả lời một cách chi tiết và tự do hơn. Từ đó bạn cũng lắng nghe được nhiều hơn, hiểu ứng viên hơn và biết được nhiều thông tin quan trọng về họ. Ví dụ cho một số câu hỏi mở bao gồm:
Với câu hỏi dò, bạn đang thúc đẩy ứng viên nghĩ sâu hơn về câu trả lời của họ và đưa ra thông tin rõ ràng hơn. Bạn có thể sử dụng kỹ thuật này trong trường hợp vô tình mất dấu với chia sẻ của ứng viên hoặc bạn cảm thấy ứng viên chưa bày tỏ hết những gì bạn muốn biết.
Một số câu hỏi mẫu bao gồm:
Đọc thêm: Top 18 Các Câu Hỏi Phỏng Vấn Thường Gặp và Cách Trả Lời
“Câu hỏi dẫn dắt (leading question) là các câu hỏi nhằm khuyến khích hoặc hướng người trả lời vào một câu trả lời mà người hỏi mong muốn”.
Kỹ thuật đặt câu hỏi phỏng vấn này không được khuyến khích sử dụng nhất, tuy nhiên lại giúp ứng viên trả lời chính xác hơn và tránh bị mơ hồ, làm mất quá nhiều thời gian.
Một số câu hỏi dẫn dắt mẫu có thể kể đến:
Với những câu hỏi như trên, bạn đã đưa ra hướng trả lời tốt nhất cho ứng viên rồi. Điều cần chú ý là hãy sử dụng cách hỏi này một cách công bằng và cẩn thận.
Dạng đặt câu hỏi xoáy khá giống với những câu hỏi tình huống. Các ứng viên sẽ khá dè chừng với loại kỹ thuật này vì họ dễ bị lúng túng với tính nhạy cảm của câu hỏi. Tuy vậy bạn có thể đánh giá nhanh chóng thái độ làm việc cũng như khả năng giao tiếp của ứng viên. Ví dụ cho câu hỏi:
Đối với mỗi ứng viên, việc đi phỏng vấn và gặp nhà tuyển dụng tinh tế hay không cũng sẽ ảnh hưởng đến ấn tượng của họ dành cho tập thể công ty nói chung. Đã có không ít trường hợp ứng viên không hài lòng, thậm chí cảm thấy không được tôn trọng bởi người phỏng vấn.
Vì vậy, là người đặt câu hỏi phỏng vấn, nhà tuyển dụng cũng cần lưu ý những điểm sau:
Phép lịch sự tối thiểu đến từ đâu? Dù bạn là HR có kinh nghiệm đã lâu năm, hoặc mới vào nghề, hoặc mới chập chững vào làm, thì việc thể hiện sự lịch sự và tôn trọng với ứng viên là rất quan trọng. Tuỳ vào đối tượng mà bạn cần chỉnh sửa cách xưng hô và tạo bầu không khí hợp lý nhất.
Những câu hỏi thiết thực cũng cần được diễn đạt một cách tinh tế nhất. Những câu hỏi quá cụt lủn hoặc những câu hỏi về thông tin đáng lẽ ra đã được đọc trong CV của ứng viên, đều là thứ nên tránh.
Cách đặt câu hỏi phỏng vấn sâu rất khác với việc bạn không đọc CV hay resume của ứng viên để rồi đi hỏi những câu hết sức đương nhiên như “Tên bạn là gì?”, “Bạn bao nhiêu tuổi?”, v.v.
Một điểm trừ rất lớn khi đặt câu hỏi phỏng vấn là những câu liên quan đến các vấn đề nhạy cảm, không hề mang tính chất công việc hay đánh giá kỹ năng, kinh nghiệm chuyên môn. Ví dụ như những câu hỏi về tình trạng hôn nhân, gia đình thân thích, v.v.
Ngoài ra, một người phỏng vấn không tập trung vào khai thác nhân viên mà lại mải “buôn” chuyện, ba hoa quá mức về công ty cũng sẽ để lại ấn tượng không tốt.
Bạn nên thể hiện rõ ràng mục đích cho mỗi câu hỏi của mình và thể hiện phong thái chuyên nghiệp, nghiêm túc nhất.
Cách đặt câu hỏi phỏng vấn hay chưa phải là yếu tố quyết định độ thành công của buổi interview. Bạn cũng cần lắng nghe ứng viên kỹ càng và tôn trọng ý kiến của họ. Thay vì đưa ra những nhận xét mang tính sát thương, bạn nên góp ý một cách chân thành và lịch sự.
Đọc thêm: Top 40 Câu Hỏi Tình Huống, Hành Vi trong Phỏng Vấn
Trên đây là một số chia sẻ về cách đặt câu hỏi phỏng vấn hay và hiệu quả mà Glints muốn chia sẻ, nhất là tới những bạn đã, đang và sẽ chịu trách nhiệm trong công việc tuyển dụng. Để có được nhiều tips thú vị, đừng quên cập nhật các bài viết mới nhất từ Glints nhé!
Leave a Reply