×

7 Loại Hình Nghệ Thuật & Các Nghề Nghiệp Phù Hợp Với Từng Bộ Môn Nghệ Thuật

Ngày đăng: 17/10/2022 | No Comments

Ngày cập nhật: 21/03/2024

Nghệ thuật có nghĩa là sáng tạo ra các sản phẩm chứa đựng giá trị lớn về nhân văn, tư tưởng, và tinh thần. Các loại hình nghệ thuật, hay còn gọi là các môn nghệ thuật đóng vai trò quan trọng trong văn hoá và quá trình thôi thúc óc sáng tạo của nhân loại.

Từ xưa tới nay, nghệ thuật luôn có tầm giá trị cao trong đời sống tinh thần của chúng ta. Nó không chỉ là giải trí mà còn là mỹ học với giá trị trường tồn với thời gian. Vậy để hiểu rõ hơn về loại hình nghệ thuật là gì, các bạn, đặc biệt là những bạn có hứng thú với nghệ thuật, hãy cùng Glints tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

7 loại hình nghệ thuật là gì?

Loại hình nghệ thuật là các hình thức tồn tại của nghệ thuật, bao gồm 7 dạng chính là:

  • Hội hoạ (Painting)
  • Điêu khắc (Sculpture)
  • Văn chương (Literature)
  • Kiến trúc (Architecture)
  • Điện ảnh (Film)
  • Âm nhạc (Music)
  • Sân khấu (Theater)

Các loại hình nghệ thuật sẽ có các đặc trưng riêng với những phương thức tái hiện, đối tượng miêu tả, và phương thức tái hiện khác nhau. Để hiểu rõ hơn về 7 môn nghệ thuật, cùng điểm danh chi tiết với Glints nhé.

Kiến trúc (Architecture)

Kiến trúc có một lịch sử lâu đời.

Trong 7 loại hình nghệ thuật, kiến trúc xuất hiện đầu tiên và để lại dấu ấn với những công trình độc đáo. Chúng ta có thể nhìn thấy hiện diện của kiến trúc ở hầu như mọi nơi, từ các toà tháp đến nhà thờ, đền đài, nhà ở, v.v.

Đặc trưng của bộ môn nghệ thuật này được thể hiện qua cách sắp xếp, tổ chức không gian. Từ các vật liệu có sẵn, kiến trúc sư và các đội ngũ xây dựng sẽ tạo nên các công trình có giá trị thẩm mỹ lâu dài.

Rất nhiều phong cách thiết kế từ xa xưa (như Gothic, Phục Hưng, Tân cổ điển, Art Nouveau, v.v.) đã tạo nên sức ảnh hưởng không nhỏ tới hiện đại.

Và cũng ngày càng có nhiều phong cách mới đang ra đời bên cạnh các ứng dụng thực tiễn đã được công nhận rộng rãi.

Điêu khắc (Sculpture)

Điêu khắc là một trong 7 loại hình nghệ thuật phổ biến nhất.

Dù hay bị nhầm lẫn với kiến trúc, điêu khắc lại là một môn nghệ thuật khác biệt. Loại hình nghệ thuật này được thể hiện qua các khối không gian ba chiều; tạo ra bằng việc tạo hình, kết hợp với nhiều loại vật liệu như đá, kim loại, thuỷ tinh, gỗ, v.v

Các mô hình điêu khắc cổ xưa nhất xuất hiện vào khoảng 32.000 trước công nguyên. Các nghệ nhân điêu khắc thường có óc tưởng tượng và bàn tay vô cùng khéo léo để có thể tạo ra tác phẩm hoàn mỹ và sống động từ khối chất liệu thô sơ ban đầu.

Ngày nay, không chỉ đục và đẽo gọt như ngày xưa, bộ môn này còn có thể kết hợp các hoạt động như lắp ráp bằng cách đúc, hàn, hoặc nung khuôn.

Các nền văn hoá với các tác phẩm điêu khắc nổi bật nhất là Ấn Độ, Địa Trung Hải cổ đại, nhiều nền văn hoá ở Châu Phi, Nam Mỹ, v.v. Đặc biệt, Hy Lạp được coi là cái nôi của các kiệt tác vĩ đại thời kì cổ điển.

Một số những công trình điêu khắc nổi tiếng thế giới có thể kể đến: Discus Thrower (Người ném đĩa), Hermes and The Infant Dionysus, The Thinker, Venus de Milo.

Văn chương (Literature)

văn học và các loại hình nghệ thuật
Văn học là một trong các biểu tượng của nghệ thuật.

Trong 7 loại hình nghệ thuật, có thể nói ta được tiếp xúc với văn chương khá sớm. Văn chương xuất hiện trong những bài thơ bạn được bố mẹ, ông bà đọc cho nghe từ bé, cho tới những câu chữ trong sách giáo khoa bạn học tại trường lớp.

Bộ môn văn chương cũng chính là cơ sở hình thành và phát triển của điện ảnh, âm nhạc, và sân khấu. Văn chương được ghi nhận qua chữ viết và cũng có thể được truyền tải qua lời nói.

Các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng mọi thời đại như William Shakespeare, Victor Hugo, Ernest Hemingway, Lỗ Tấn đã để lại những tác phẩm trường tồn cho nhân loại. Chẳng hạn như Romeo & Juliet, Thần thoại Hy Lạp, Kiêu hãnh và Định kiến, Những người khốn khổ, v.v.

Qua từng giai đoạn mà chúng ta được chứng kiến sự ra đời và tồn tại đến các thế hệ sau của hoàng loạt thành tựu văn chương.

Một số tác giả văn học của Việt Nam có thể kể đến: Nguyễn Tuân, Tố Hữu, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi, Xuân Quỳnh, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, v.v.

Hội họa (Painting)

loại hình nghệ thuật hội hoạ
Bức “Thiếu nữ bên hoa huệ” nổi tiếng của Việt Nam.

So với các loại hình nghệ thuật khác, hội hoạ là việc sử dụng màu vẽ và tô lên các mặt phẳng như vải hay giấy. Thông qua các tín hiệu nghệ thuật và hình ảnh được thể hiện qua các phong cách khác nhau, các hoạ sĩ phản ánh thế giới thực tế và các hàm ý sâu xa bằng cách riêng của họ.

Ba hình thức hội hoạ thường thấy nhất là phong cảnh, chân dung, và tĩnh vật.

Để có cái nhìn rõ hơn về hội hoạ trong các loại hình nghệ thuật là gì, bạn có thể tìm hiểu về những cái tên huyền thoại như Leonardo da Vinci, Vincent Van Gogh, Pablo Picasso. Những bức tranh của các hoạ sĩ này có giá trị thẩm mỹ cực kỳ cao cũng như trị giá lên đến hàng trăm triệu đô la.

Âm nhạc (Music)

bộ môn nghệ thuật âm nhạc
Âm nhạc từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong văn hoá nghệ thuật.

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật được ưa thích bởi rất nhiều thế hệ. Chinh phục người nghe qua giai điệu và lời ca, bộ môn âm nhạc dùng âm thanh để diễn đạt.

Âm thanh trong âm nhạc được tạo ra bởi nhạc cụ, giọng hát (thanh nhạc), và sự kết hợp của cả hai. Các thể loại nhạc vô cùng đa dạng, và hiện tại là kỷ nguyên của nhạc Pop, Rap, RnB, EDM, Jazz, v.v.

Tính đến hiện tại, lịch sử sáng tạo và danh sách những cái tên nghệ sĩ nổi tiếng đã có nhiều thay đổi. Nếu như âm nhạc nằm trong danh sách các loại hình nghệ thuật phổ biến trên thế giới, thì trong các loại hình nghệ thuật Việt Nam, âm nhạc cũng có rất nhiều điểm đặc biệt.

Âm nhạc cổ truyền Việt Nam có truyền thống lâu đời, bắt đầu với quan họ, chầu văn, ca trù, vọng cổ, nhạc cung đình, cho đến âm nhạc dân gian của các dân tộc như hát lượn, hát Khan, v.v.

Nhạc có ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới con người bởi qua nó, con người có thể thể hiện được tâm trạng, suy nghĩ, gián tiếp bộc lộ cảm xúc sâu kín qua tiết tấu, nhịp điệu, và lời ca.

Đọc thêm: Mối Quan Hệ Giữa Gu Âm Nhạc Và Tính Cách

Sân khấu (Theater)

Với sân khấu, loại hình nghệ thuật được thể hiện qua hành động, diễn xuất của nhân vật trong các màn trình diễn trực tiếp trên sân khấu. Các yếu tố quyết định thành công của một buổi biểu diễn trên sân khấu gồm cử chỉ, lời nói, ánh sáng, không gian, âm nhạc.

Loại hình biểu diễn trực tiếp này có thể được mường tượng rõ hơn qua các buổi kịch, nhạc kịch, opera, biểu diễn ballet, múa đương đại, v,v.

Trong các loại hình nghệ thuật Việt Nam, sân khấu bao gồm cải lương, chèo – những yếu tố thuộc hình thức kịch hát.

Điện ảnh (Film)

các loại hình nghệ thuật là gì
Phim ảnh hội tụ tính chất của nhiều loại hình nghệ thuật.

Có thể nói, điện ảnh là hình thức nghệ thuật tổng hoà tính chất của các bộ môn nghệ thuật còn lại. Loại hình nghệ thuật thứ 7 này ra đời sau cùng nhưng lại mang tính quần chúng nhất.

Đặc trưng của loại hình điện ảnh là kỹ thuật ghi lại âm thanh, hình ảnh, ánh sáng. Các khung hình chuyển động sẽ được sắp xếp và bố trí hợp lý để tạo nên bộ phim hoàn chỉnh.

Thành công của một bộ phim còn được quyết định bởi nội dung kịch bản và diễn xuất của các diễn viên. Một bộ phim được coi là đáng xem và có sức ảnh hưởng sẽ cần đến sự kết hợp nhuần nhuyễn của cả nội dung (kịch bản), âm thanh (nhạc phim), màu sắc, và cách thể hiện, truyền đạt nội dung.

Điện ảnh có thể được phân thành các loại như:

  • Phim truyện
  • Phim thời sự
  • Phim kinh dị
  • Phim trinh thám
  • Phim màu
  • Phim điện ảnh, chính kịch, v.v.

Có thể nói, mỗi loại hình nghệ thuật đều có sự tương quan và hỗ trợ lẫn nhau. Chúng đều mang ý nghĩa tư tưởng và thẩm mỹ sâu sắc, giúp cảm thụ và cuộc sống của con người được nâng cao và đa sắc màu hơn.

Nghề nghiệp phù hợp với các loại hình nghệ thuật

Vậy với từng bộ môn nghệ thuật, bạn có thể làm các nghề nghiệp gì? Bạn có thể tham khảo các công việc phù hợp với đặc trưng của từng môn nghệ thuật như sau:

  • Kiến trúc: kiến trúc sư, thiết kế nội thất
  • Điêu khắc: nghệ nhân điêu khắc, chuyên viên giảng dạy về điêu khắc
  • Văn chương: nhà văn, nhà thơ, giảng viên/giáo viên văn học
  • Hội hoạ: hoạ sĩ, nghệ sĩ vẽ minh hoạ, thiết kế đồ hoạ, giảng viên/giáo viên dạy vẽ
  • Âm nhạc: ca sĩ, nhà sản xuất âm nhạc, sáng tác nhạc, hoà âm phối khí
  • Sân khấu: diễn viên kịch, biên kịch, diễn viên múa, đạo diễn, MC, nhiếp ảnh gia, biên tập viên
  • Điện ảnh: biên kịch, đạo diễn, giám đốc nghệ thuật, diễn viên, quay phim, dựng phim

Có thể thấy nghề nghiệp liên quan đến nghệ thuật vô cùng rộng mở. Để có thể xác định được hướng đi đúng cho mình, bạn có thể tìm hiểu về các môn học của từng ngành.

Tìm hiểu cơ hội việc làm nghệ thuật cùng Glints nhé:

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thực hiện các trắc nghiệm tính cách và định hướng nghề nghiệp để có thể hiểu rõ hơn về mục tiêu dành cho mình:

Lời kết

Mong rằng với bài viết của Glints, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về các loại hình nghệ thuật phổ biến. Để có thể xác định phương hướng và tìm được việc làm phù hợp với mình, bạn đừng quên cập nhật các bài viết hữu ích của Glints nhé!

Tham khảo:

  1. Các môn nghệ thuật
  2. Quick Guide to the 7 Different Forms of Art

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.4 / 5. Lượt đánh giá: 17

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X