×

BOH Là Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp Tại Back Of House Trong Nhà Hàng Và Khách Sạn

Ngày đăng: 07/07/2023 | No Comments

Ngày cập nhật: 10/07/2023

boh là gì

BOH là gì? Phòng BOH là gì? Tầm quan trọng của bộ phận Hậu sảnh tại nhà hàng và khách sạn như thế nào? BOH hay Back of House là một thuật ngữ hết sức quen thuộc trong ngành dịch vụ nhà hàng, khách sạn. Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về bộ phận này, cũng như bật mí đến bạn các cơ hội việc làm không thể bỏ qua. 

BOH nghĩa là gì?

BOH là gì? BOH là viết tắt của từ gì? Theo đó, BOH là viết tắt của cụm Back of House được tạm dịch là khu vực hậu sảnh, đây là khu vực mà các nhân viên sẽ không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và thường chỉ làm việc trong giờ hành chính.

boh là viết tắt của từ gì
BOH được hiểu là gì?

Bộ phận BOH có nhiệm vụ hỗ trợ cho bộ phận tiền sảnh (FOH), đảm bảo các công việc của nhà hàng, khách sạn diễn ra suôn sẻ.  

BOH khác với FOH như thế nào?

Sự khác nhau giữa FOH và BOH là gì? Cùng Glints phân biệt hai bộ phận này trong phần dưới đây nhé.

BOHFOH
– Được viết tắt từ cụm Back of House, đây là bộ phận Hậu sảnh trong nhà hàng, khách sạn.
– Nhân sự tại phòng BOH thường không tiếp xúc một cách trực tiếp với khách hàng, họ có thể là nhân viên marketing, kế toán, HR, v.v.
– Được viết tắt từ cụm Font of House, tạm dịch là bộ phận Tiền sảnh trong nhà hàng và khách sạn.
– Các nhân sự tại FOH sẽ là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, họ có thể là nhân viên phục vụ, nhân viên pha chế, nhân viên quản lý quầy bar, v.v.

Các vị trí BOH có thể thiếu được không?

Câu trả lời chắc chắn là không, bởi mỗi vị trí trong nhà hàng, khách sạn đều là một mắt xích quan trọng đóng góp vào sự thành công chung của tổ chức, dù bạn ở BOH hay FOH. 

boh nghĩa là gì
Tầm quan trọng của các vị trí tại bộ phận BOH

BOH đóng vai trò không thể thiếu tại nhà hàng và khách sạn:

  • Đảm bảo nhà hàng và khách sạn vận hành một cách mượt mà, hiệu quả bao gồm việc chuẩn bị thức ăn, vận hành bếp, quản lý hàng tồn kho, bảo trì, hậu cần, v.v.
  • Kiểm soát, duy trì các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ cung cấp của nhà hàng khách sạn, như vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Phối hợp đào tạo nhân viên, đảm bảo chất lượng nhân sự tốt nhất.
  • Nhờ việc kiểm soát và quản lý hiệu quả các nguồn lực, hàng tồn kho, v.v giúp giảm thiểu tình trạng lãng phí.
  • Bảo trì và bảo trì cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng, qua đó góp phần nâng cao trải nghiệm dịch vụ của khách hàng tại tổ chức.
  • Có sức ảnh hưởng đến danh tiếng và sự thành công chung của khách sạn, nhà hàng. 

Cơ hội việc làm trong BOH của nhà hàng và khách sạn

Cùng tìm hiểu những vị trí hậu sảnh không thể thiếu trong một nhà hàng/khách sạn trong phần dưới đây nhé. 

Trưởng bộ phận bếp

Đây là người chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các công việc trong bếp, bao gồm:

  • Lên thực đơn, kiểm soát chất lượng món ăn trước khi được đưa đến khách hàng
  • Kiểm soát và quản lý khâu nhập nguyên liệu, cũng như các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nấu nướng.
  • Quản lý nhân sự, phân công công việc phù hợp cho từng người.
  • Hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo và đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên dưới quyền quản lý của mình.

Bếp trưởng

Bếp trưởng là người nấu chính trong nhà hàng, khách sạn. Họ chịu trách nhiệm trong việc giám sát và điều hành một nhóm đầu bếp ở các bộ phận khác nhau để hoàn thành món ăn.

Công việc của một bếp trưởng có thể kể đến như:

  • Hướng dẫn nhân viên bếp chế biến món ăn và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, chất lượng.
  • Phân chia công việc cho các bộ phận, cá nhân 
  • Kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh, và an toàn.
  • Quản lý các thành viên trong bộ phận.

Đọc thêm: Room Attendant Là Gì? Công Việc Và Triển Vọng Trong Lĩnh Vực Nhà Hàng, Khách Sạn

Bếp phó

Bếp phó là người hỗ trợ quản lý bếp trong nhà hàng và khách sạn, đảm bảo các hoạt động của bếp diễn ra suôn sẻ. Họ có trách nhiệm giám các quy trình, công việc và nhân viên trong bếp, đảm bảo sự tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm, vệ sinh và chất lượng.

foh và boh là gì
Các cơ hội việc làm tại bộ phận BOH

Bếp phó cũng tham gia trực tiếp vào các công việc trong bếp như chế biến món ăn, kiểm tra chất lượng món ăn, v.v. Bên cạnh đó, họ cũng có vai trò lập kế hoạch và phân công công việc cho nhân sự trong bếp.

Bộ phận sales – marketing

Đây là một nhân tố không thể thiếu tại nhà hàng, khách sạn. Công việc của họ rút ngắn khoảng cách giữa khách hàng và nhà hàng, khách sạn. 

Một số nhiệm vụ của bộ phận sales – marketing có thể kể đến như:

  • Thực hiện nghiên cứu thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh.
  • Xây dựng và triển khai kế hoạch marketing nhằm hiện thực mục tiêu của tổ chức.
  • Cập nhật thường xuyên tin tức về sản phẩm/dịch vụ của nhà hàng/khách sạn lên các phương tiện truyền thông.
  • Lập kế hoạch, và triển khai các chương trình xúc tiến bán, chẳng hạn như khuyến mãi, voucher giảm giá, tổ chức sự kiện, v.v.
  • Tìm kiếm khách hàng mới cho nhà hàng, khách sạn.
  • Thiết lập và duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng.

Đọc thêm: Giải Mã Chi Tiết Các Bộ Phận Trong Khách Sạn

Bộ phận nhân sự

Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề liên quan đến con người, như tuyển dụng, đào tạo nhân sự, xây dựng nội quy và văn hóa doanh nghiệp, v.v. Bộ phận nhân sự được xem như là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động trong các vấn đề liên quan giữa hai.

Bộ phận kỹ thuật – bảo trì

Bộ phận này đóng vai trò đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà hàng, khách sạn hoạt động một cách suôn sẻ và đóng góp vào sự thành công chung của doanh nghiệp.

Công việc của bộ phận này có thể kể đến như: 

  • Kiểm tra định kỳ các trang thiết bị được sử dụng tại nhà hàng.
  • Xây dựng phương án bảo trì, sửa chữa các thiết bị hợp lý nhằm không gây hưởng đến hoạt động của nhà hàng và khách sạn, cũng như trải nghiệm sử dụng dịch vụ của khách hàng.
  • Ghi chép, lưu trữ tình trạng máy móc sau mỗi lần kiểm tra.
  • Xử lý kịp thời các tình huống phát sinh của máy móc, trang thiết bị trong nhà hàng, khách sạn.

Bộ phận tài chính kế toán

Đây là bộ phận chịu trách nhiệm đối với các công việc liên quan đến tài chính của nhà hàng và khách sạn, chẳng hạn như:

  • Tổng kết chi phí cho các hoạt động của tổ chức.
  • Lập báo cáo tài chính định kỳ.
  • Kiểm soát và quản lý các hóa đơn, chứng từ kế toán.
  • Lập kế hoạch cân đối tài chính theo tháng, quý và theo năm.
  • V.v.

Đọc thêm: Tìm Hiểu Chi Tiết Ngành Quản Trị Du Lịch Và Khách Sạn

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về BOH – Back of House một thuật ngữ khá quen thuộc trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về phòng BOH là gì, cũng như cung cấp cho bạn một góc nhìn toàn diện hơn về bộ phận hậu sảnh trong nhà hàng, khách sạn.

Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp chi tiết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X