Ngành truyền thông là cụm từ chuyên ngành các lĩnh vực liên quan đến sự kiện, event. Có thể hiểu một cách đơn giản truyền thông chính là những kế hoạch truyền thông và xây dựng chiến lược. Truyền thông không chỉ đơn thuần là ngành hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo mà còn nhiều lĩnh vực khác. Trong ngành truyền thông có nhiều lĩnh vực nhỏ khác.
Có thể nói truyền thông là một lĩnh vực mới, năng động và đang dần khẳng định tầm quan trọng đối với nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trong quá trình thúc đẩy tăng doanh số và quan hệ công chúng trong doanh nghiệp. Đây cũng chính là lý do giúp cho truyền thông trở thành một trong số những ngành nghề hot được nhiều ứng viên săn đón.
Mô tả việc làm ngành truyền thông bao gồm:
Bộ phận truyền thông sẽ phối hợp với ban quản lý để phát triển và thực hiện các chiến lược truyền thông nhằm đem lại hiệu quả cao cho quá trình phân tích, giúp tìm kiếm được đối tượng mục tiêu phù hợp.
Thực hiện viết, chỉnh sửa và phân phối nội dung bao gồm các ấn phẩm, thông cáo báo chí, nội dung báo chí, nội dung trang web, các thông báo, báo cáo hàng năm, bài phát biểu và các tài liệu marketing khác.
Trả lời những câu hỏi của giới truyền thông, đồng thời sắp xếp các cuộc phỏng vấn và là người phát ngôn trong một số trường hợp.
Thiết lập và duy trì mối quan hệ hiệu quả với nhà báo và duy trì cơ sở dữ liệu truyền thông cho doanh nghiệp.
Tìm kiếm các cơ hội để quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp.
Duy trì hồ sơ truyền thông, quản lý và xử lý khủng hoảng truyền thông cho doanh nghiệp.
Cơ hội việc làm trong ngành Truyền thông - Media - Communications
Ngày nay, những ứng viên tốt nghiệp ngành truyền thông được đánh giá cao trên thị trường việc làm. Bởi vị trí việc làm nhân viên truyền thông, việc làm chuyên viên truyền thông không chỉ các công ty quảng cáo, truyền thông, đài truyền hình hay toà soạn có nhu cầu tuyển dụng mà rất nhiều doanh nghiệp khác hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau đều sẵn sàng đưa ra một mức lương hấp dẫn để chiêu mộ nhân tài cho vị trí việc làm trong lĩnh vực này.
Hiện nay, có rất nhiều công ty truyền thông tuyển dụng thực tập sinh là sinh viên năm hai, năm ba đang theo học lĩnh vực này có cơ hội tìm kiếm được một vị trí việc làm nhân viên truyền thông trong tương lai. Dựa vào trình độ chuyên môn, năng lực của bản thân mà ứng viên có thể tham gia ứng tuyển vào vị trí việc trong ngành truyền thông sao cho phù hợp.
Khi đảm nhận vị trí nhân viên truyền thông, nhiệm vụ chính của ứng viên là đảm bảo cho các hoạt động marketing của công ty được diễn ra hiệu quả, cải thiện doanh số, đồng thời khẳng định và giữ vững mối quan hệ tốt với nhà đầu tư, khách hàng cũng như người tiêu dùng.
Hơn thế nữa mức lương ngành truyền thông rất hấp dẫn chính vì thế thu hút rất nhiều sự quan tâm từ các ứng viên. Do đó, nếu bạn đang theo học lĩnh vực truyền thông thì không cần phải lo lắng, bởi rất nhiều cơ hội tuyển dụng ngành truyền thông rộng mở giúp bạn có được vị trí việc làm tốt cho bản thân mình trong tương lai.
Top 5 loại việc làm phổ biến nhất trong ngành Truyền thông
Vậy học ngành truyền thông nên làm công việc gì? Đây là câu hỏi được nhiều ứng viên quan tâm khi có mong muốn tìm kiếm các vị trí việc làm trong ngành nghề này. Sau đây là top 5 việc làm phổ biến nhất trong ngành truyền thông mà bạn có thể tham khảo, cụ thể:
Là vị trí có nhu cầu tuyển dụng lớn ở bất cứ công ty, doanh nghiệp nào trong lĩnh vực quảng cáo. Chuyên viên truyền thông nội bộ được coi là vị trí đem đến nhiều cơ hội nghề nghiệp lớn, và là con đường thăng tiến của chuyên viên truyền thông nội bộ trong tương lai. Công việc chính của chuyên viên truyền thông nội bộ bao gồm:
Lên ý tưởng cho các chương trình, sự kiện, hoạt động của công ty.
Lập kế hoạch để tổ chức các hoạt động phong trào hay sự kiện xây dựng để phát triển văn hóa công ty.
Mức lương trung bình của nhân viên truyền thông nội bộ dao động trong khoảng từ 8.000.000 - 12.000.000 VNĐ/tháng.
Một trong những vị trí công việc nhận được nhiều sự quan tâm của các ứng viên trong ngành truyền thông chính là vị trí phụ trách quan hệ công chúng, còn được gọi là PRE. Công việc chính của vị trí này là tham gia vào quá trình tổ chức sự kiện cho doanh nghiệp.
Các công việc chính của nhân viên phụ trách quan hệ công chúng như:
Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình PR
Soạn thông cáo báo chí, soạn bài phát biểu, bài viết, sắp xếp phỏng vấn, ghi hình,... cho các sự kiện, và soạn các tài liệu truyền thông cho công ty.
Tổ chức các sự kiện, chương trình tài trợ để tăng sự nhận biết của công chúng về dịch vụ, sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp.
Mức lương của nhân viên phụ trách quan hệ công chúng dao động trong khoảng từ 7.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng.
Được biết đến là một vị trí công việc mới trong ngành PR, công việc chính của chuyên viên PR Media là trực tiếp tham gia vào hoạt động xúc tiến sản phẩm của doanh nghiệp. Công việc chính của chuyên viên PR Media bao gồm:
Viết và biên tập nội dung liên quan đến thương hiệu, sản phẩm, sự kiện,...
Thực hiện thiết lập và duy trì các mối quan hệ với cơ quan truyền thông, cơ quan chức năng, nội bộ.
Xử lý các vấn đề khủng hoảng truyền thông
Lên kế hoạch và triển khai các hoạt động PR theo kế hoạch chung của phòng ban.
Quản trị khủng hoảng truyền thông
Thực hiện lập kế hoạch và triển khai các hoạt động PR theo kế hoạch chung của bộ phận truyền thông trong công ty.
Mức lương của chuyên viên PR Media dao động trong khoảng 10.000.000 - 15.000.000 VNĐ/tháng.
Nhân viên Digital Marketing là những người xây dựng và triển khai các chiến lược SEO, đồng thời tạo và quản lý các chiến dịch xây dựng liên kết, chiến dịch content marketing và sự hiện diện trên những phương tiện truyền thông khác nhau… Để có thể trở thành chuyên viên Digital Marketing ứng viên cần phải có kỹ năng phân tích dữ liệu, thực hiện được chiến dịch quảng cáo thông qua mạng xã hội, biết sử dụng email marketing để đẩy mạnh truyền thông, SEO - Tối ưu công cụ tìm kiếm và biết cách truyền thông qua mạng xã hội.
Mức lương trung bình dao động từ 8.000.000 - 15.000.000 triệu/tháng.
Sự phát triển về cả đời sống, xã hội đã giúp cho ngành truyền thông phát triển hơn, nhu cầu tổ chức sự kiện cũng vì thế mà phổ biến hơn. Do đó, vị trí việc làm chuyên viên tổ chức sự kiện rất được các ứng viên quan tâm. Công việc chính của chuyên viên tổ chức sự kiện bao gồm:
Khảo sát mặt bằng, quản lý nhân sự bao gồm MC, ca sĩ, nhóm nhảy, nhóm múa, PG,...
Thực hiện giám sát, quản lý chất lượng và tiến độ các hạng mục.
Lập phương án xử lý tình huống, báo giá các hạng mục cho khách hàng.
Mức lương trung bình của chuyên viên tổ chức sự kiện dao động trong khoảng từ 5.000.000 - 7.000.000 VNĐ/tháng.