Du lịch, khách sạn là một trong số những ngành nghề phổ biến được nhiều ứng viên quan tâm. Bản chất của du lịch, nhà hàng, khách sạn luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu. Đây cũng chính là điều cốt lõi của ngành dịch vụ nói dung và các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, khách sạn nói riêng.
Đặc thù của ngành du lịch, khách sạn là đem đến cho khách hàng sự trải nghiệm mới mẻ, ngành du lịch đòi hỏi những tiêu chí cao về sản phẩm để có được sự hài lòng dành cho khách hàng trong quá trình trải nghiệm dịch vụ. Không chỉ dừng lại ở đó ngành du lịch, khách sạn không chỉ cung cấp đồ ăn ngon, thức uống tốt mà còn giúp cho khách hàng được trải nghiệm trên nhiều giác quan khác nhau. Chỉ khi đem đến sự hài lòng cho khách hàng thì khi đó doanh nghiệp mới được coi là thành công và có thể giữ lại được những khách quen của mình.
Do đó, vị trí việc làm du lịch, khách sạn đòi hỏi ứng viên phải là những tận tâm, tận tình, hiểu rõ được mong muốn của khách hàng và làm cho khách hàng hài lòng về dịch vụ, sản phẩm mà doanh nghiệp bỏ ra. Để có thể ứng tuyển thành công vào các vị trí việc làm du lịch phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của bản thân trong ngành du lịch/khách sạn đòi hỏi ứng viên phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ liên quan và được đào tạo bài bản tại những cơ sở đào tạo uy tín, chất lượng.
Ngoài các yêu cầu về trình độ chuyên môn, ứng viên cần phải có những kỹ năng cần thiết để hỗ trợ quá trình làm việc như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng làm việc nhóm,... đồng thời biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến từ cấp trên.
Nhu cầu tuyển dụng việc làm ngành Travel, Du lịch, Khách sạn
Việt Nam được biết đến là một trong số những đất nước có nền du lịch phát triển khi có đường bờ biển dài. Do đó rất nhiều công ty, doanh nghiệp và tập đoàn lớn đã và đang đầu tư vào du lịch tại Việt Nam. Đặc biệt sau đại dịch Covid ngành du lịch, khách sạn tại Việt Nam dần mở cửa đem đến nhiều cơ hội nghề nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động hiện nay.
Mặc dù là ngành phát triển tuy nhiên nhu cầu về nguồn lực trong lĩnh vực du lịch của các doanh nghiệp còn đang thiếu cả về số lượng và trình độ chuyên môn. Nguồn nhân lực lĩnh vực du lịch hiện rất yếu về kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là khả năng ngoại ngữ vì đây là ngành nghề thường xuyên tiếp xúc với khách du lịch nước ngoài. Điều này dẫn đến tình trạng hoạt động kinh doanh yếu kém, không thể hiện được sự chuyên nghiệp và tính thiện cảm đối với khách du lịch. Do đó, đây chính là cơ hội cho những ứng viên có trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, khách sạn.
Để tìm việc ngành du lịch phù hợp với năng lực của bản thân ứng viên cần hoàn thiện bản thân, đồng thời nâng cao trình độ ngoại ngữ và phát triển năng lực của mình để không bị bỏ lại ở phía sau.
Top 5 loại việc làm phổ biến nhất trong ngành Du lịch, khách sạn
Ngành du lịch, khách sạn đem đến rất nhiều vị trí công việc khác nhau, mỗi vị trí công việc yêu cầu trình độ chuyên môn cụ thể để có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, cụ thể như:
Quản lý du lịch
Trái ngược hoàn toàn với hướng dẫn viên du lịch, quản lý du lịch là công việc làm việc chủ yếu trong văn phòng với các báo cáo, đề án, hồ sơ,... bên cạnh đó ứng viên cũng chịu trách nhiệm trong việc gặp gỡ đối tác nước ngoài, tham dự hội thảo, tham gia quảng bá du lịch, thương mại, tham quan, khảo sát, học hỏi, áp dụng kiến thức cho doanh nghiệp mình. Do đó, quản lý du lịch phải là người có mối quan hệ rộng, am hiểu và có kỹ năng giao tiếp tốt. Đối với những nhà quản lý cấp cao, ngoài kiến thức chung về du lịch và quản lý thì họ còn cần có chuyên môn trong từng lĩnh vực cụ thể để lãnh đạo nhân viên và các bộ phận dưới quyền.
Nhiệm vụ chính của công việc điều hành du lịch là phân công công việc cho hướng dẫn viên, tiếp nhận thông tin từ các chương trình du lịch cụ thể là nắm rõ yêu cầu của khách hàng, những vấn đề phát sinh trong tour để phối hợp với các bộ phận và cơ quan chức năng để giải quyết vấn đề phát sinh. Ngoài ra, điều hành tour còn có nhiệm vụ điều phối những người điều khiển phương tiện đưa đón và phục vụ khách.