×

Work Life Balance Là Gì? Muốn Work-life Balance Khi Còn Trẻ Liệu Có Khả Thi?

Ngày đăng: 24/03/2024 | No Comments

Ngày cập nhật: 06/05/2024

work-life-balance-la-gi

Work-life balance là một thuật ngữ mà chúng ta thường nghe trong cuộc sống hàng ngày, nhưng ý nghĩa thực sự của nó là gì? Đó là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi bắt đầu khám phá về khái niệm này. Để hiểu rõ hơn work life balance là gì hãy cùng Glints tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

Work-life balance là gì?

Work life balance là sự hòa hợp giữa cuộc sống công việc và cá nhân của mỗi người. Nó yêu cầu khả năng quản lý thời gian và năng lượng để đảm bảo sự cân bằng giữa các cam kết công việc, cá nhân, gia đình, sức khỏe và phát triển bản thân.

work-life-balance
Work-life balance

Trong môi trường làm việc, work-life balance được coi là một nguyên tắc và mục tiêu quan trọng. Đây là cách để tạo ra một môi trường làm việc lý tưởng, nơi mà nhân viên có thể đạt được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân một cách hiệu quả. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt và sự hỗ trợ từ phía tổ chức, nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân viên và giúp họ duy trì sự hài lòng, sức khỏe và hiệu suất cao.

“Work” đơn giản là việc làm, những hoạt động mà chúng ta thực hiện để kiếm thu nhập và đáp ứng các nhu cầu cá nhân. “Life”, theo định nghĩa của chúng ta là cuộc sống, thời gian dành cho gia đình, bạn bè và bản thân. Trong xã hội hiện đại, với tốc độ phát triển nhanh chóng, con người phải liên tục cập nhật kiến thức và thích nghi với những thay đổi để không bị tụt hậu. Và chính vì lý do này, “work-life balance” trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Work life balance” thể hiện mong muốn của con người trong việc giảm bớt áp lực và căng thẳng từ công việc và đời sống cá nhân. Nó là sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, là một thiên đường trong mơ khi mọi người có thể đi làm, nhận lương thưởng và phúc lợi đầy đủ, mà vẫn duy trì được cuộc sống cá nhân mà không bị ảnh hưởng, không bị áp đặt bởi quỹ thời gian.

Các loại Work life balance

Theo một nghiên cứu của Google vào năm 2014, đã chỉ ra rằng trong một doanh nghiệp sẽ tồn tại hai loại nhân viên được gọi là Segmentor và Integrator. Khái niệm work life balance đối với những kiểu nhân viên này cũng rất khác biệt.

Segmentor

Trong số những người đã tham gia khảo sát, khoảng 30% thuộc nhóm Segmentor. Đây là nhóm không ưa việc mang công việc về nhà và sau giờ tan ca, họ chỉ muốn tập trung vào cuộc sống cá nhân.

Họ cảm thấy khó chịu và phiền lòng nếu nhận được cuộc gọi từ công ty hoặc đồng nghiệp. Họ luôn hoàn thành công việc trong giờ làm tại công ty và không muốn mang nó về nhà. Đặc biệt, họ không thích thảo luận về công việc trong lúc ăn uống.

Integrator

70% những người tham gia khảo sát còn lại sẽ thuộc nhóm Integrator. Họ có khả năng làm việc độc lập trong giờ làm, nhưng cũng thoải mái mang công việc về nhà để hoàn thành vào buổi tối. Vào cuối tuần, họ có thể trò chuyện với bạn bè về công việc của mình và đọc tài liệu để nâng cao kiến thức chuyên môn.

Đọc thêm: Những Kiểu Người Nơi Công Sở: Top 12 Người Thường Gặp Nhất

Ở độ tuổi là phù hợp để work balance

Không thể phủ nhận rằng “work life balance” là yếu tố hấp dẫn mà một công việc lý tưởng cần có. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhấn mạnh ở đây là ở mỗi giai đoạn, mỗi độ tuổi khác nhau, người lao động sẽ có những mục tiêu sự nghiệp và kỳ vọng khác nhau đối với công việc của mình.

Ở độ tuổi từ 24 đến 30, đây là thời điểm mà các bạn trẻ đầy năng lượng, nhiệt huyết và có nhiều ước mơ lớn trong cuộc sống cũng như sự nghiệp. Đây là thời điểm mà ai cũng muốn tăng cường kiến thức, cống hiến hết mình cho sự nghiệp và các mục tiêu cá nhân khác. Mục tiêu của họ, bất kể là gì, thường hướng đến việc phát triển tích cực và luôn tìm cách tiến lên thay vì tụt hậu.

Có nhiều người cho rằng việc chúng ta chọn “work-life balance” ở độ tuổi này là lãng phí và sẽ hối tiếc sau này. Vì chúng ta đang có một quỹ thời gian thoải mái, không bị ràng buộc bởi gia đình hay trách nhiệm con cái. Sự thành công của bạn bè cũng sẽ là động lực mạnh mẽ để bạn phấn đấu hơn trong sự nghiệp. Đặc biệt, ở độ tuổi này, sức khỏe thường rất tốt và các rủi ro về sức khỏe gần như là ít.

Tuy nhiên, khi bắt đầu gia đình, yếu tố “life” xuất hiện và trở thành một phần quan trọng trong mọi quyết định về nghề nghiệp. Lúc này, bạn không chỉ phải suy nghĩ về việc duy trì thu nhập mà còn cần lo lắng về việc duy trì hạnh phúc gia đình và thỏa mãn nhu cầu cá nhân.

Mặc dù “work life balance” quan trọng, nhưng bạn cũng cần đảm bảo rằng các yếu tố khác trong công việc cũng được xem xét, để cân bằng giữa cuộc sống và công việc và có thể bổ sung cho nhau.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết các nguyên nhân gây rạn nứt trong hôn nhân là do một trong hai vợ chồng không thể cân bằng được cuộc sống và công việc, dẫn đến nhiều hệ lụy đau buồn. Công việc chiếm quá nhiều thời gian, khiến họ đôi khi quên mất việc phải chia sẻ cuộc sống với đối tác của mình và xem đó như trách nhiệm của đối phương.

Một điều mà các bạn trẻ cần suy nghĩ và cân nhắc trước khi làm là khi nào thêm thuật ngữ “work life balance” vào từ điển cuộc sống của mình sẽ phù hợp nhất. Đây là một bài toán không dễ, nhưng nếu tìm ra cách giải hay nhất cho nó, bạn sẽ thu được kết quả xứng đáng.

Đọc thêm: 8 Tips Lấy Lại Cân Bằng Trong Công Việc Và Cuộc Sống

5 cách để đạt được sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc

Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp các mẹo để cải thiện sự cân bằng trong cuộc sống và công việc của bạn. Bạn có thể bắt đầu thử từng cái một hoặc triển khai một vài cái cùng một lúc. Hãy nhớ rằng việc tìm ra cách tiếp cận phù hợp với bạn là một quá trình và sẽ mất thời gian.

1. Tạm dừng và đánh giá

Dành thời gian để hiểu các phần khác nhau trong cuộc sống của bạn đang tác động lẫn nhau như thế nào. Tạm dừng và xem xét tình hình công việc, cuộc sống hiện tại của bạn, hãy tự hỏi bản thân bạn cảm thấy thế nào.

Một số câu hỏi bạn có thể suy ngẫm bao gồm:

  • Tôi có dành đủ thời gian chất lượng để làm những gì tôi thực sự muốn không?
  • Tôi có dành đủ thời gian và sức lực cho những người hoặc những việc có ý nghĩa với tôi không?
  • Tôi có còn cảm thấy phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp hoặc cá nhân của mình không? Tại sao không?
  • Tôi cảm thấy bế tắc nhất ở đâu? Điều gì ở tình huống này khiến tôi cảm thấy như vậy?

Khi bạn suy nghĩ về những câu hỏi cá nhân phức tạp này, hãy ghi lại những suy nghĩ và cảm xúc của bạn là một cách hay để xác định những lĩnh vực mà bạn cảm thấy cần điều chỉnh. Cuối cùng, những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình hình hiện tại của bản thân.

2. Đánh giá các ưu tiên của bạn

Khi bạn hiểu rõ hơn về những gì bạn muốn điều chỉnh, bạn sẽ muốn bắt đầu xác định những gì bạn muốn ưu tiên. Một số câu hỏi bạn có thể tự hỏi mình bao gồm:

  • Điều gì thực sự quan trọng với tôi và tôi có làm đủ việc đó không?
  • Tôi có thể thỏa hiệp ở đâu? Tôi đã thực hiện quá nhiều thỏa hiệp ở đâu?
  • Tôi có thể làm gì để đảm bảo rằng tôi đang dành đủ thời gian cho mục tiêu và các mối quan hệ của mình?

3. Quản lý thời gian của bạn

Bây giờ bạn đã biết ưu tiên của mình là gì? Cho dù đó là việc bạn dành nhiều thời gian hơn ở nơi làm việc để được thăng chức hay cắt giảm email ngoài giờ bằng cách thiết lập ranh giới, điều quan trọng là tìm ra cách quản lý thời gian của bạn tốt hơn.

Xem lại cách bạn sử dụng thời gian và tìm cách điều chỉnh lịch trình của mình nếu có thể. Bạn có thể “chặn” thời gian của mình như một cách để tập trung vào một lĩnh vực tại một thời điểm hoặc sử dụng hệ thống ma trận để thiết lập các ưu tiên của mình khi có nhiệm vụ mới bất ngờ xuất hiện. Tìm hiểu thêm về cách quản lý thời gian để tăng năng suất và sức khỏe của bạn.

4. Thiết lập ranh giới

Thiết lập ranh giới là một phần quan trọng của việc quản lý thời gian. Và việc truyền đạt những ranh giới đó cũng quan trọng không kém. Nếu bạn không thể trả lời email kịp thời sau giờ làm việc vì bạn đang ở cùng gia đình bạn cần cho mọi người xung quanh biết điều đó.

Ranh giới công việc rơi vào một trong ba loại: thể chất, tình cảm hoặc thời gian. Bắt đầu bằng việc thiết lập những ranh giới nhỏ và mở rộng từ đó. Tìm hiểu thêm về cách thiết lập ranh giới tốt hơn trong công việc .

5. Suy ngẫm, sàng lọc, lặp lại

Tuy nhiên, bất kỳ hành động nào bạn quyết định đều thiết để tạo ra sự cân bằng trong cuộc sống và công việc, bạn nên ý thức được thực tế là bạn có thể sẽ cần phải tiếp tục tinh chỉnh nó theo thời gian. Những thay đổi lớn trong cuộc sống của bạn có thể mất thời gian, do đó, việc suy ngẫm về cách tiếp cận và điều chỉnh nó theo định kỳ có thể sẽ là một phần không thể thiếu của quá trình work life balance.

Tạm kết

Trong cuộc sống hiện đại, “work life balance” không chỉ là một khái niệm mà là một mục tiêu mà mọi người đều cần hướng đến. Để có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, chúng ta cần cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, giữa sự nỗ lực và thư giãn, giữa sự phát triển sự nghiệp và quan tâm đến sức khỏe, gia đình và mối quan hệ.

Do đó, hãy dành thời gian để đánh giá và cải thiện “work-life balance” của mình. Điều này không chỉ là cách để tạo ra sự hài hòa trong cuộc sống mà còn là bước quan trọng để đạt được mục tiêu sự nghiệp và sống một cuộc sống đáng sống.

Hy vọng rằng những chia sẻ trên của Glints sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn work life balance là gì, từ đó biết cách điều chỉnh sao cho hợp lý nhất.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X