×

Trademark Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Sản Phẩm Được Cấp Trademark

Ngày đăng: 13/06/2024 | No Comments

Ngày cập nhật: 28/06/2024

Trademark là gì? Trademark và brand khác nhau ở điểm nào? Để hiểu hơn về khái niệm này, mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

1. Trademark là gì?

Theo Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ, trademark, hay nhãn hiệu, là một từ, cụm từ, biểu tượng hoặc một thiết kế để xác định sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp và phân biệt họ với đối thủ cạnh tranh của mình.

Nhãn hiệu cho phép bạn độc quyền sử dụng nhãn hiệu của mình và ngăn chạn các đối thủ cạnh tranh sử dụng nhãn hiệu này hoặc gần giống với nhãn hiệu của bạn.

2. Trademark và brand khác nhau như thế nào?

Thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanh nghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ”.

(theo Định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới WIPO).

Trong khi đó, trademark là nhãn hiệu được bảo hộ bảo pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, nó có thể là logo, trang phục, slogan, v.v.

Trademark thường có ký hiệu bằng biểu tượng ™ hoặc bằng biểu tượng ® (nếu đơn đăng ký thực tế đã được Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ – USPTO chấp thuận).

Một thương hiệu có thể có nhiều nhãn hiệu khác nhau, nhưng một nhãn hiệu không được sử dụng chung cho nhiều thương hiệu.

Ví dụ về thương hiệu ô tô Toyota được biết đến với nhiều nhãn hiệu như Innova, Camry, Vios, v.v.

ví dụ trademark
Ký tự ® thể hiện nhãn hàng độc quyền của Highlands Coffee.

3. Các dấu hiệu nhận biết một sản phẩm đã đăng ký Trademark

Một số dấu hiệu cho thấy một sản phẩm đã đăng ký nhãn hiệu có thể kể đến như:

  • Sử dụng biểu tượng Trademark “™” cho logo hoặc cụm từ của doanh nghiệp.
  • Nhãn hiệu có biểu tượng Registered “®”
  • Nhãn hiệu có biểu tượng Service Mark “℠” (Dành cho các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ)
  • Sử dụng biểu tượng copyright “©” thể hiện đã đăng ký bảo hộ độc quyền.

4. Tại sao phải đăng ký Trademark?

Tại sao doanh nghiệp cần đăng ký nhãn hiệu?

Đối với doanh nghiệp:

  • Doanh nghiệp được phép sử dụng độc quyền nhãn hiệu của mình.
  • Bảo vệ doanh nghiệp trước tình trạng sao chép, đạo nhái nhãn hiệu hoặc sử dụng nhãn hiệu với mục đích xấu.
  • Hạn chế tình trạng hình ảnh trùn lặp gây ảh hưởng đến uy tín của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Tạo sự khác biệt, và phân biệt doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.
  • Thúc đẩy tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn mua và sử dụng các sản phẩm/dịch vụ có nhãn hiệu giúp khách hàng cảm thấy yên tâm, tin tưởng hơn về chất lượng của sản phẩm. Đồng thời, hạn chế tình trạng mua phải hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và thuận lợi trong việc nhận biết và phân biệt các nhãn hiệu hàng hóa.

Ví dụ về độ quan trọng của trademark để tránh bị đạo nhái.

Đọc thêm: Brand Identity là gì? Ví dụ về các Brand Identity thành công

5. Các quy định của pháp luật về Trademark

Các quy định của pháp luật về đăng ký trademark được đề cập rõ ràng trong Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2013, có thể kể đến như:

Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.

Điều 73. Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu

Các dấu hiệu sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu:

  1. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
  2. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
  3. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
  4. Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
  5. Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.

Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu

  1. Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
  2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
  3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
  5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

  1. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
  2. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”

Tạm kết

Trên đây là một số chia sẻ về chủ đề “Trademark là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn thú vị về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X