×

Tất Tần Tật Về Cách Định Giá Freelancer, Người Làm Tự Do Chớ Bỏ Qua

Ngày đăng: 30/12/2021 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 08/11/2023

“Tôi nên tính lương như thế nào?” là câu hỏi thường thấy ở những ai lần đầu nhận việc làm freelance. Mức giá Freelancer thấp quá sẽ không đủ cho bạn chi trả sinh hoạt phí, hơn nữa còn mang lại cảm giác “làm tốn công”.

Tuy nhiên, đưa mức quá cao thì lại lo sợ khách hàng từ chối và tìm người khác. Đây đều là những băn khoăn thường trực của các freelancer “chân ướt, chân ráo” bắt đầu công việc này.

Vậy, đâu là mức “nằm giữa”? Có cách thức nào định giá công việc của bạn hợp lý hơn? Dưới đây là câu trả lời của Glints!

Sự khác biệt giữa lương văn phòng và giá Freelancer

Người làm việc cơ hữu có những ưu điểm về mặt tài chính như lương cứng ổn định, lương thưởng, hơn thế nữa còn có các phúc lợi bảo hiểm, hưu trí. Tuy nhiên, đừng vội đánh giá thấp mức thu nhập của Freelancer không cao bằng lương của một nhân viên chính thức. 

Có một sự thật bạn cần biết, nếu như Freelancer có đủ năng lực và sự chăm chỉ với nghề, giá tiền công chia trung bình mỗi công việc trả cho họ thường cao hơn rất nhiều so với nhân viên toàn thời gian. Công ty trả bạn giá cao hơn vì kỹ năng đặc biệt của bạn. 

lương văn phòng và giá freelancer
© Pexels.com

Một lý do phổ biến khác khiến giá Freelancer thường được trả tốt hơn có thể là do tình trạng thiếu nhân lực của công ty hiện tại. Doanh nghiệp cần thuê bạn vì bạn mang lại giá trị chuyên môn kịp thời, đáp ứng được nhu cầu công việc mà không mất nhiều thời gian để đào tạo. 

Nghe khá hấp dẫn phải không? Nhưng bạn cũng nên nhớ rằng: Dẫu có ngồi trên văn phòng hay làm tự do, hãy cố gắng tiếp tục cải thiện kỹ năng của mình. Cho khách hàng thấy được công việc của bạn có sự ảnh hưởng tích cực tới thành công của họ ra sao.

Đọc thêm: Top 6 Những Công Việc Freelancer Giúp Bạn Tận Dụng Thời Gian Rảnh Hiệu Quả

Các yếu tố quan trọng khi định giá Freelancer

Hiểu sơ về sự khác biệt giữa lương văn phòng và giá Freelancer là thế. Bây giờ chính là bước bạn bắt đầu đóng vai là Nhà tuyển dụng, tự ra thỏa thuận mức giá cho chính mình.

Trước khi bàn đến chi phí, bạn cần thực hiện một vài khảo sát để hiểu cách người khác đang làm và được trả công. Hãy thử liên hệ với một vài người làm việc tự do mà bạn biết để hỏi họ các công việc tương tự.

Cũng đừng quên ghi nhớ một số yếu tố quan trọng; quyết định số tiền bạn có thể nhận như:

Vị trí địa lý

Chẳng hạn như, công việc tương tự khi nhận tại Việt Nam có giá thấp hơn so với việc nhận tại Mỹ. Vì vậy, hãy cân nhắc yếu tố này cũng như các mức giá ngoại tệ liên quan khi định giá bản thân tại các thị trường khác nhau.

Năm kinh nghiệm

Một điều chắc chắn rằng: Càng có nhiều kinh nghiệm, thời gian của bạn càng có giá trị và có khả năng thương lượng mức giá cao hơn khi làm Freelancer.

Trình độ chuyên môn

Trong một số lĩnh vực, bằng đại học hoặc chứng nhận khác có thể cho phép bạn tính thêm tiền vì mức độ uy tín, cũng như khả năng chuyên môn được công nhận.

Mức độ phức tạp của dự án

Một dự án phức tạp có nghĩa là tốn nhiều giờ làm việc hơn và các kỹ năng nâng cao hơn, đồng nghĩa sẽ cần nhiều tiền hơn để thực thi. Đặc biệt khi bạn làm Freelancer IT, mức độ phức tạp của mỗi dự án đều khác nhau.

Khi đã có các thông tin cơ bản bên trên, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ về mức lương hay chi phí thực hiện dự án. Nếu chỉ mới bắt đầu, bạn không thể tính phí nhiều như một người đã làm việc mười năm. 

Tuy nhiên, không giống như cách tính của công việc thông thường; nếu bạn có thể cung cấp cho khách hàng sản phẩm độc đáo; nổi bật hơn nơi khác, bạn có thể yêu cầu tính phí cao hơn vì nó liên quan đến cam kết chất lượng công việc.

Thêm nữa, chi phí không tồn tại mãi mãi. Nếu một khách hàng có thể cung cấp công việc liên tục ổn định; bạn có thể giảm giá cho họ. Hoặc nếu có một khách hàng yêu cầu sửa đổi nhiều lần ngoài cam kết, phần phụ phí là không thể tránh khỏi. 

định giá freelancer
© Pexels.com

Ngoài ra, hãy nhớ kiểm tra mức phí này mỗi năm so với tiêu chuẩn ngành. Xã hội hiện đại luôn thay đổi, và điều đó đồng nghĩa là chi phí việc làm freelance của bạn cũng vậy.

Các cách định giá Freelancer dựa trên công việc

Để đưa ra một mức giá Freelancer phù hợp, bạn cần phải xét trên nhiều yếu tố mà không chỉ dựa vào năng lực và nhu cầu cá nhân. Đừng quên cân bằng cả mức giá giữa bạn và nơi tuyển dụng để có cơ hội thỏa thuận được việc.

Nghiên cứu giá thị trường

Điều đầu tiên, người làm tự do cần phải thực hiện để định giá Freelancer chính là nghiên cứu mức giá được trả trung bình của thị trường, của ngành đang ứng tuyển.

Bạn có thể tìm kiếm sơ trên Google về bảng định giá Freelancer cùng ngành. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên tham khảo thêm mức giá từ các hội nhóm làm việc tự do để có cái nhìn tổng quát hơn về thị trường hiện tại. 

nghiên cứu giá thị trương
© Pexels.com

Thông tin trên các website chuyên việc làm freelance phổ biến như Freelancer Union; Hello Bonsai; hoặc GlassDoor cũng là một nguồn tham khảo hay để bạn điều tra mức giá trung bình cho lĩnh vực Freelance của bản thân. 

Bạn nên nhớ rằng: việc cân bằng giữa mức giá Freelancer thị trường và năng lực cá nhân cũng rất quan trọng. Đây cũng có thể coi là một kỹ năng cần thiết của bất kỳ ai làm nghề tự do.

Tự xác định mức thu nhập cơ bản hằng năm

Thử hình dung bảng chi tiêu cá nhân và các chi phí cần chi hằng tháng mà xem. Bạn cần bao nhiêu thu nhập cho mỗi tháng, hay thậm chí là cả năm để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và các mục tiêu khác của mình?

Từ đáp án cho câu hỏi trên, bạn cần tự xác định năng lực bản thân và số lượng công việc tương đương có thể nhận được mỗi ngày. Sau đó chia trung bình và tìm ra mức giá Freelancer hợp lý.

Tuy nhiên, đây chỉ là mẹo nhỏ để bạn dễ phỏng đoán về kỳ vọng và khả năng đáp ứng công việc của bản thân. Hãy tham khảo thêm các yếu tố khác kể đến trong bài, bên cạnh việc xem xét lợi ích cá nhân để có thể đề xuất một mức giá phù hợp  nhé.

Hỏi thăm đồng nghiệp (Giá các Freelancer cùng ngành)

Không phải ở đâu xa xôi, tham khảo chuẩn nhất về giá Freelancer chỉ có cách hỏi trực tiếp người trong ngành. 

Bạn có thể lựa ra một vài người đồng nghiệp quen biết, có thâm niên làm nghề tương đương để tham khảo mức thù lao. 

tham khảo đồng nghiệp
© Pexels.com

Song với đó, bạn nên cân nhắc thêm khía cạnh năng lực của chính mình và người tham khảo để có những điều chỉnh về giá thích hợp khi làm Freelancer.

Giá trị vật tư

Một số công việc sẽ yêu cầu bạn bỏ thêm tiền để mua đạo cụ hoặc các vật tư liên quan khác để hỗ trợ hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Ví dụ như nếu bạn là một Freelancer Photographer, ngoài công chụp và chỉnh sửa ảnh, bạn sẽ cần phải tính thêm chi phí đạo cụ hỗ trợ dàn dựng bối cảnh cho khách hàng, hay hệ thống chiếu sáng,… 

Hay là một Freelance Makeup Artist, khách hàng lựa chọn sử dụng các dòng mỹ phẩm cao cấp cũng sẽ cần chi trả mức phí cao hơn so với các hãng mỹ phẩm bình dân.

Hãy lập một bảng liệt kê chi tiết về các chi phí vật tư liên quan mà khách hàng cần phải chi trả để thuê dịch vụ của bạn. Đương nhiên, mức đòi hỏi công việc và giá trị vật tư càng cao, mức giá Freelancer của bạn cũng nên được điều chỉnh tương đương. 

Khả năng hợp tác lâu dài

Giá Freelancer cũng phụ thuộc vào triển vọng của đối tác. Bạn nên xem xét các khía cạnh sau khi thỏa thuận và điều chỉnh mức giá với khách hàng, chẳng hạn như: Liệu công việc có mật độ ổn định hay không? Thời gian có kéo dài hay không?

Bạn có thể lấy giá cao hơn đối với các công việc gấp, ngắn hạn. Và ngược lại, đối với những đối tác lâu dài, mức giá có thể thỏa thuận “mềm hơn” để giữ chân làm việc, xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng có lợi với khách hàng.

Tạo bảng giá tham khảo

Bạn nên có một bảng giá tham khảo sẵn, hay còn gọi là Rate card, để tăng tính chuyên nghiệp trong những lần báo giá. 

Bảng giá Freelancer này của bạn có thể điều chỉnh chính xác tùy vào công việc hoặc thời giá. 

Đọc thêm: 5 App Quản Lý Chi Tiêu Cá Nhân Cực Kỳ Hiệu Quả Cho Người Chơi Hệ “Tiết Kiệm”

Tính giá theo giờ hay tính giá theo dự án?

Không có câu trả lời chắc chắn nào cho trường hợp này, vì các tình huống nhận việc liên tục thay đổi. Ở một số trường hợp, tính theo giờ có lợi cho bạn; một số khác chọn tính theo dự án để đảm bảo quyền lợi đôi bên; nhất là với các dự án dài hạn. Dưới đây là ưu và nhược điểm của từng phương pháp tính chi phí freelance.

cách định giá freelancer
So sánh tính giá theo giờ và tính giá theo dự án.

Tính giá theo giờ

Định giá dựa trên số giờ bạn cam kết với khác, gia hạn thời gian làm việc và nếu vượt quá bạn có quyền không trả lời.

Tính giá theo giờ đôi khi là lựa chọn tốt nhất cho những người mới bắt đầu làm việc freelance và không biết rằng dự án sẽ mất bao lâu. Với cách tính này, bạn có thể đánh giá bản thân làm việc nhanh chậm thế nào mà không phải lo lắng về việc đang định giá quá cao; hoặc đánh giá thấp bản thân. Giá cả theo giờ cũng là lựa chọn tốt cho các công việc kết thúc mở mà ở đó; khách hàng không chắc chắn những gì họ muốn.

Đọc thêm: Cách Tính Tiền Lương Theo Giờ

Tính giá theo dự án

Tính giá theo dự án là cách tốt nhất cho những người nhận việc làm freelance có kinh nghiệm; những người cần phải tính mức rất cao hàng giờ để thể hiện đúng giá trị thị trường của họ. Nó cũng lý tưởng cho các dự án nhỏ chỉ mất một khoảng thời gian rất ngắn nhưng có giá trị cao cho khách hàng.

Kỹ năng đàm phán lương là một trong những yếu tố quan trọng sau cùng, quyết định chi phí mỗi dự án. Khách hàng của bạn luôn muốn những thứ có lợi cho doanh nghiệp. Do đó, kịch bản đề xuất mức cao hơn mong muốn chỉ diễn ra nếu đó là người họ tin tưởng sau khi đã hợp tác nhiều lần.

Ví dụ về cách tính giá Freelancer theo số giờ làm tối thiểu

Sau đây là ví dụ mẫu cho công thức tính dựa vào nhu cầu cá nhân, khả năng đáp ứng công việc và tìm giá Freelancer cơ bản bạn mong muốn có. 

Giả sử, chi phí mỗi tháng sẽ phải chi ra là 8.000.000đ/ tháng và bạn tự xác định có thể dành 6 tiếng một ngày, 1 tháng làm 26 ngày cho công việc Freelancer của mình. Ngoài ra, bạn còn muốn tiết kiệm thêm 25% khoản thu cho mục đích cá nhân khác. Vậy thì cách tính sẽ như sau:

  • Chi phí năm: 8.000.000 x 12= 96.000.000đ
  • Số tiền muốn tiết kiệm: 96.000.000 x 25%= 24.000.000
  • Tổng số tiền cần kiếm: 96.000.000 + 24.000.000= 120.000.000đ
  • Tổng số giờ làm trong năm: 6 x 24 x 12= 1.728h
  • Giá Freelancer cho 1 giờ: 120.000.000 : 1.728= 69.444đ

Do đó, đối với các công việc thuê theo giờ, mức giá Freelancer mong muốn của bạn sẽ giao động khoảng 70.000đ/h. 

Đối với các công việc tính theo dự án, bạn có thể ước chừng khoản phí theo số thời gian mình cần đầu tư để hoàn thành, số lượng cũng như trách nhiệm tương đương. Sau đó, dựa vào cách tính bên trên để thỏa thuận mức giá xứng đáng với khách hàng đối tác của mình nhé.

Kết

Bước đầu tiếp cận các dự án, Glints khuyên bạn nên dành thời gian tìm hiểu; cân nhắc thiệt hơn ở từng mức giá. Nếu nhận một việc ít tiền hơn kỳ vọng, hãy xem xét các yếu tố khác như cơ hội hợp tác lần hai; hoặc tạo mối quan hệ để tìm nguồn khách mới. Quan trọng hơn hết, nếu là người mới; những cơ hội này sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm và tạo tiền đề để phát triển xa hơn trong tương lai với việc làm freelance này.

Chúc bạn sớm tìm được công việc freelance phù hợp và thương lượng thành công chi phí với những gợi ý trên từ Glints!

Bài viết được đóng góp bởi Tany

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.1 / 5. Lượt đánh giá: 9

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X