×

Second Brain Là Gì? Phương Pháp “Trí Não Thứ Hai” Giúp Việc Học Tập Dễ Thở Hơn

Ngày đăng: 31/05/2024 | No Comments

Ngày cập nhật: 17/06/2024

Second brain là gì? Phương pháp “bộ não thứ hai” có những lợi ích gì? Làm thế nào để áp dụng phương pháp second brain hiệu quả? Mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Second brain là gì?

Second brain được hiểu là một hệ thống bên ngoài dùng để lưu trữ, tổ chức và truy xuất những suy nghĩa và ý tưởng của bạn.

Hệ thống này có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong quá khứ con người sử dụng các công vụ vật lý như giấy, bảng đá, v.v. Hiện tại, các công cụ kỹ thuật số đang chứng minh tính ưu việt của mình, chúng giúp việc tìm kiếm và di chuyển dữ liệu trở nên đơn giản hơn.

Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về “bộ não thứ hai” trong phần dưới đây nhé.

second brain
Second brain là trí não thứ hai bên cạnh trí não chúng ta đã có, sử dụng để có thể ghi nhớ tốt hơn.

2. Lý do nên sử dụng phương pháp second brain trong học tập

Dưới đây là một vài lợi ích từ việc áp dụng phương pháp second brain trong học tập:

2.1. Giảm bớt gánh nặng cho trí óc, trí nhớ của bạn

Bộ não của bạn chỉ có thể làm một việc một lúc, đặc biệt khi bạn cần tập trung xử lý một công việc phức tạp.

Nếu trí nhớ của bạn luôn băn khoăn về một bài tập toán thì bạn sẽ khó tập trung hơn trong các hoạt động khác.

Khi đó, “bộ não thứ hai” sẽ giúp bạn loại bỏ những yếu tố gây nhiễu này. Chúng giúp bạn theo dõi cuộc sống của mình, bạn có thể tập trung toàn bộ nguồn lực để giải quyết các vấn đề khó khăn.

2.2. Ngăn nắp hơn

Trong một số giai đoạn cụ thể, khối lượng bài tập của bạn tăng lên, ngoài ra bạn cần phải xử lý thêm các công việc cá nhân. Khi đó, bạn có thể bỏ lỡ một số nhiệm vụ quan trọng.

“Bộ não thứ hai” giúp bạn tổ chức và sắp xếp mọi thứ đang diễn ra trong cuộc sống của mình. Bạn có thể dành một khu vực để theo dõi các chú ý, và bài tập trên lớp.

Bạn có thể tạo một danh sách những cơ hội thực tập hấp dẫn, cũng như deadline ứng tuyển của chúng để có thể theo dõi chúng một cách tốt hơn.

2.3. Giảm bớt căng thẳng

Nếu bạn liên tục phải nghĩ về những bài tập mình cần phải làm, cái nào làm trước và cái nào làm sau, điều này có thể khiến bạn stress hơn rất nhiều.

Khi đó, “bộ não thứ hai” có thể giúp bạn quản lý các nhiệm vụ này một cách hiệu quả. Nhờ đó, bạn cũng giảm bớt cảm giác căng thẳng và tối ưu hiệu quả học tập hơn.

2.4. Sáng tạo hơn

Second brain có thể là nơi để bạn sáng tạo ra những ý tưởng đột phá.

“Bộ não thứ hai” là nơi bạn có thể vẽ các kết nối giữa những chủ đề và ý tưởng với nhau. Qua thời gian, chúng giúp bạn tổng hợp những thứ bạn đã học, hơn thế còn có thể tạo ra những ý tưởng mới.

3. Áp dụng second brain như thế nào?

Second brain có 4 bước, thiết kế theo nguyên tắc C-O-D-E.

cách tạo nên second brain của bạn
Cách dùng phương pháp second brain.

3.1. Capture (Nắm bắt)

Để “bộ não thứ hai” hoạt động tốt, bạn cần đảm bảo các thông tin, dữ liệu được lữu trữ hiệu quả. Dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn:

  • Lưu trữ trên một địa điểm duy nhất, tiện lợi để sử dụng trong nhiều trường hợp nhất.
  • Hãy làm nổi bật các thông tin quan trọng bằng việc tô màu, tóm tắt thông tin, v.v.
  • Ghi chép, lữu trữ mọi thứ mà bạn thấy là hữu ích với bản thân.

3.2. Organize (Sắp xếp)

Mặc dù bạn đã lữu trữ các thông tin cùng một địa điểm, nhưng bạn không biết cách sắp xếp khoa học, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm lại thông tin này.

Bạn có thể tổ chức tài liệu, dữ liệu của mình theo một vài hướng như:

  • Sắp xếp theo dự án: Ví dụ như, dự án phát triển kênh TikTok cá nhân, dự án khởi nghiệp online, v.v.
  • Sắp xếp theo lĩnh vực cụ thể: Ví dụ, Tài liệu marketing, tài liệu bán hàng, tài liệu CRM, v.v.
  • Sắp xếp theo tính chất của dữ liệu: Ví dụ như Tài liệu học tập, sự kiện đáng chú ý trong năm, v.v.

3.3. Distil (Tổng hợp)

Bạn hãy tổng hợp các thông tin mà bạn tiếp nhận được một cách ngắn gọn, đơn giản, và dễ hiểu nhất. Điều này sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc xem lại các thông tin này.

3.4. Express (Thể hiện)

Cách bạn trình bày những thứ đã tiếp thu được vào “bộ não thứ hai” không chỉ giúp bạn ghi nhớ thông tin tốt hơn, mà còn giúp bạn cảm thấy hứng thú hơn khi xem lại chúng.

Ví dụ, bạn là một người yêu thích nấu ăn, bạn có thể tạo một video ngắn quay lại công thức nấu ăn thú vị mà bạn tiếp nhận được từ YouTube.

Bằng cách thực hành và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, bạn có thể “dạy”” lại chính bản thân mình để không quên tất cả những gì bạn đã dày công gây dựng.

Đọc thêm: Cải Thiện “Não Cá Vàng” Với 9 Phương Pháp Ghi Nhớ Đỉnh Cao

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Second brain là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích và giúp bạn biết cách áp dụng “bộ não thứ hai” hiệu quả trong cuộc sống.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Có thể bạn cũng thích

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X