×

PMO Là Gì? Mô Tả Công Việc Và Mức Lương Chức Vụ PMO

Ngày đăng: 14/06/2024 | No Comments

Ngày cập nhật: 28/06/2024

pmo là gì

PMO là gì? Vai trò của PMO trong tổ chức là gì? Để giải đáp những thắc mắc này, cũng như hiểu hơn về chức vụ PMO trong doanh nghiệp, mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. PMO là chức vụ gì?

PMO được viết tắt từ cụm Project Management Office hay phòng quản lý dự án. Như cái tên của mình, đây là nơi chuẩn hóa quy trình quản trị dự án, và tạo điều kiện chia sẻ các nguồn lực, phương pháp, công cụ và kỹ thuật.

pmo là viết tắt của từ gì
PMO là gì?

PMO có nhiệm vụ cung cấp các chức năng hỗ trợ quản lý dự án đến việc quản lý trực tiếp một hoặc nhiều dự án.

2. Các chức năng của PMO trong doanh nghiệp

Phòng quản lý dự án có chức năng cụ thể nào? Theo đó, chức năng của PMO là hỗ trợ các giám đốc dự án một số nhiệm vụ như:

  • Quản lý các nguồn lực trong trong các dự án mà PMO quản lý.
  • Xác định và hình thành phương pháp luận quản lý dự án, thực tiết tốt và các tiêu chuẩn.
  • Kiểm soát việc tuân thủ các tiêu chuẩn, chính sách, thủ tục, biểu mẫu quản lý dự án thông qua việc kiểm toán dự án.
  • Thiết lập và quản lý chính sách, thủ tục, mẫu, cũng như các tài liệu chia sẻ khác của dự án.
  • Thực hiện chức năng kết nối, truyền thông liên lạc giữa các dự án.
  • Đào tạo, tư vấn và giám sát.
PMO là làm gì?
So sánh sự khác nhau giữa PM và PMO

Trong một tổ chức có thể có nhiều loại PMO, mỗi loại có mức độ kiểm soát và sự ảnh hưởng đến các dự án khác nhau, chẳng hạn như:

  • PMO hỗ trợ: Kiểu PMO này có vai trò như một kho lưu trữ dự án, mức độ kiểm soát thấp.
  • PMO kiểm soát: PMO này có vai trò hỗ trợ và yêu cầu sự tuân thủ qua nhiều phương tiện. Mức độ kiểm soát vừa phải.
  • PMO chỉ đạo: PMO này kiểm soát các dự án bằng cách trực tiếp quản lý chúng. Giám đốc dự án được phân công, báo cáo cho PMO. Mức độ kiểm soát cao.

Đọc thêm: Quản Lý Dự Án Là Gì? Các Chứng Chỉ Quản Lý Dự Án Cần Biết

3. Phân biệt PMO và PM

Project ManagerProject Management Office
Chức năngLà một cá nhân chịu trách nhiệm quản lý một dự án cụ thể.Là một bộ phận trong tổ chức có nhiệm vụ hỗ trợ và quản lý các dự án.
Vai tròĐảm bảo dự án đạt được các mục tiêu trong phạm vi, thời gian và ngân sách đã định. PM chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát một dự án cụ thể từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành.Thiết lập các tiêu chuẩn, quy trình, và phương pháp luận quản lý dự án. PMO đảm bảo rằng các dự án được thực hiện theo đúng quy trình và tiêu chuẩn của tổ chức, cung cấp hỗ trợ và đào tạo cho các PM, và theo dõi tiến độ dự án ở mức tổ chức.
Phạm vi công việcTập trung vào một dự án cụ thể.Quản lý nhóm dự án, phối hợp và làm việc với các bên liên quan của dự án, và chịu trách nhiệm trực tiếp về sự thành công của dự án đó.Có thể quản lý nhiều dự án khác nhau.Có sức ảnh hưởng tới toàn bộ tổ chức thông qua việc thiết lập các chuẩn mực quản lý dự án và cung cấp sự hỗ trợ cho các PM để đảm bảo sự nhất quán và hiệu quả trong quản lý dự án.
Nhiệm vụLập kế hoạch dự án, quản lý rủi ro, điều phối nguồn lực, giám sát tiến độ và báo cáo kết quả.Thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn quản lý dự án, cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho các PM, giám sát và báo cáo tiến độ dự án ở mức tổ chức.

Đọc thêm: Các Bước Xây Dựng Một Dự Án Chuyên Nghiệp

4. Mức lương của PMO là gì?

Mỗi vị trí trong phòng quản lý dự án sẽ có một mức lương khác nhau. Theo đó, project manager có mức lương trung bình dao động khoảng 35.000.000 VNĐ/tháng, range lương phổ biến sẽ khoảng 10.000.000 – 117.000.000 VNĐ/tháng.

Mức lương thực tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như kinh nghiệm làm việc, dự án đảm nhận, cấp bậc của PM, v.v.

project management officer
Mức lương của project management officer như thế nào?

Đọc thêm: Giám Đốc Dự Án Là Gì? 5 Kỹ Năng Cần Có Để Trở Thành Giám Đốc Dự Án

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “PMO là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết này đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn thú vị về phòng ban này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X