×

Copyright Là Gì? Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết

Ngày đăng: 13/06/2024 | No Comments

Ngày cập nhật: 28/06/2024

Copyright là gì? Đối tượng đăng ký copyright như thế nào? Đăng ký copyright cần lưu ý gì? Để hiểu hơn về chủ đề này, mời bạn cùng Glints tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

1. Copyright là gì?

Copyright, hay bản quyền, là một hình thức bảo vệ quyền tác giả cho các sản phẩm sáng tạo của họ. Copyright cũng có thể coi như giống như quyền sở hữu trí tuệ của tác phẩm, nhằm bảo vệ tác phẩm gốc và quyền tác giả của tác phẩm.

Bản quyền có thể áp dụng cho các tác phẩm như: bài hát, bộ phim, sách, tranh ảnh, v.v.

Một tác phẩm được đăng ký bản quyền, tác giả của tác phẩm có quyền kiểm soát việc sao chép, biểu diễn hoặc sử dụng tác phẩm để làm tiền đề cho cho một tác phẩm khác. Bên cạnh đó, tác giả có thể sử dụng hoặc kinh doanh tác phẩm nhằm mục đích lợi nhuận.

Thời hạn bảo vệ quyền tác giả là suốt quãng đời của của họ, và sau 50 năm say khi họ mất, theo Công ước Berne. Sau thời gian bảo hộ, tác phẩm sẽ trở thành tài sản chung của công chúng.

Copyright có ký hiệu là ©.

copyright là gì
Copyright là bản quyền tác giả, với ký hiệu “©”.

2. Điều kiện để tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Điều kiện để đăng ký copyright là gì? Để đăng ký bảo hộ quyền tác giả, tác phẩm và tác giả cần đáp ứng một số điều kiện như sau:

  • Tác phẩm là kết quả của hoạt động sáng tạo.
  • Tác phẩm được thể hiện ở một hình thức vật chất cụ thể.
  • Tác phẩm thuộc lĩnh vực khoa học, văn học hoặc nghệ thuật.
  • Tác giả phải là người trực tiếp sáng tạo ra sản phẩm, đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả.
  • Tác giả có thể là cá nhân/tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tại Việt Nam và chưa được công bố tại bất kỳ quốc gia nào khác.
  • Tác giả là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc người nước ngoài có tác phẩm công bố đồng thời tại Việt Nam trong vòng 30 ngày kể từ ngày tác phẩm này được công bố lần đầu tại quốc gia khác.
  • Tác giả là cá nhân, tổ chức nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là một thành viên.

3. Đối tượng được áp dụng copyright?

Copyright có thể được áp dụng cho nhiều loại hình tác phẩm như chữ viết, âm thanh, hình ảnh, v.v. Các đối tượng được đăng ký bảo hộ quyền tác giả bao gồm:

  • Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác
  • Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác
  • Tác phẩm báo chí
  • Tác phẩm âm nhạc
  • Tác phẩm sân khấu
  • Tác phẩm điện ảnh
  • Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng
  • Tác phẩm nhiếp ảnh
  • Tác phẩm kiến trúc
  • Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ uy định tại điểm k khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ
  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian
  • Chương trình máy tính
  • Tác phẩm phái sinh (tuyệt đối không làm phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm được sử dụng để làm tác phẩm phái sinh)

4. Đối tượng không được copyright?

Những đối tượng không nằm trong phạm vi quyền bảo hộ tác giả bao gồm:

Quy định tại Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ như:

“Điều 15. Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

  1. Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
  2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
  3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.”

5. Một số câu hỏi thường gặp

5.1. Quyền tác giả bao gồm những quyền nào?

Quy định về điều kiện đăng ký quyền bảo hộ tác giả tại Điều 22, 23 Bộ Luật Dân sự, Nghị định 100/NĐ-CP/2006 của Chính phủ và Luật sở hữu trí tuệ như sau:

“Điều 22: Quyền nhân thân

  1. Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.
  2. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao đủ để đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng tuỳ theo bản chất của tác phẩm, do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.

  1. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.
  2. Tác giả chương trình máy tính và các nhà đầu tư sản xuất chương trình máy tính có thể thoả thuận về việc đặt tên và việc phát triển các chương trình máy tính.

Điều 23: Quyền tài sản

  1. Quyền biểu diễn tác phẩm trước công chúng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện biểu diễn tác phẩm một cách trực tiếp hoặc thông qua các chương trình ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Trong khoản này, biểu diễn tác phẩm trước công chúng bao gồm việc biểu diễn tác phẩm tại bất cứ nơi nào ngoại trừ tại gia đình.

  1. Quyền sao chép quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao của tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.
  2. Quyền phân phối bản gốc hoặc bản sao tác phẩm quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện bằng bất kỳ hình thức, phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được để bán, cho thuê hoặc các hình thức chuyển nhượng khác bản gốc hoặc bản sao tác phẩm.

Đối với tác phẩm tạo hình, tác phẩm nhiếp ảnh thì quyền phân phối còn bao gồm cả việc trưng bày, triển lãm trước công chúng.

  1. Quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ là quyền độc quyền thực hiện của chủ sở hữu quyền tác giả hoặc cho phép người khác thực hiện để đưa tác phẩm hoặc bản sao tác phẩm đến công chúng mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.
  2. Quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính quy định tại điểm e khoản 1 Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ do chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc cho thuê để sử dụng có thời hạn.

Không áp dụng quyền cho thuê đối với chương trình máy tính, khi bản thân chương trình đó không phải là đối tượng chủ yếu để cho thuê như chương trình máy tính gắn với việc vận hành bình thường các loại phương tiện giao thông cũng như các máy móc, thiết bị kỹ thuật khác.”

5.2. Phạm vi bảo hộ của copyright

Phạm vi bảo hộ của copyright bao gồm các tác phẩm tính sáng tạo, trí tuệ, nghệ thuật. Mặc dù vậy, copyright chỉ được áp dụng trên các tác phẩm được thể hiện ở một hinh thức vật chất cụ thể như: sách, báo, băng đĩa, v.v.

Đọc thêm: Tổng Hợp Các Nhà Xuất Bản Sách Hàng Đầu Tại Việt Nam

5.3. Vi phạm bản quyền bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Nghị định số 131/2013/NĐ-CP của Luật Bản quyền, người vi phạm quyền tác giả sẽ bị xử phạt như sau:

“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tên tác phẩm hoặc nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả, tên tác phẩm trên bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.” (Điều 9. Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm)

“Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm. Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.” (Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm)

“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi công bố tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định.” (Điều 11. Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm)

“Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.” (Điều 12. Hành vi xâm phạm quyền làm tác phẩm phái sinh)

5.4. Phân biệt giữa Copyright © – Trademark ™ – Registered ®

CopyrightTrademarkRegistered
Ký hiệu©®
Ứng dụngBảo vệ bản quyền tác phẩm kịch, âm nhạc, nghệ thuật và sở hữu trí tuệ.Phân biệt hàng hoá của người bán hoặc nhà sản xuất.Bảo vệ hình ảnh và tên công ty khỏi việc sử dụng hay sao chép từ các công ty khác.
Phạm vi bảo vệTác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc, phim ảnh, phần mềm.Tên thương hiệu, logo, slogan, biểu tượng, tên sản phẩm.Tên thương hiệu, logo, slogan, biểu tượng, tên sản phẩm đã đăng ký.
Thời hạnSuốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời.10 năm, và có thể xin tiếp tục gia hạn.Tối thiểu 10 năm, có thể được gia hạn vô thời hạn miễn là thương hiệu đang được sử dụng.

5.5. Chủ sở hữu bản quyền có thể ủy quyền cho người khác thực hiện không?

Chủ sở hữu có thể ủy quyền cho người khác thực hiện một số công việc như:

  • Sao chép tác phẩm như một bản sao
  • Sử dụng tác phẩm gốc để làm tiền đề cho một tác phẩm mới
  • Bán, cho thuê hoặc cấp phép bản sao của tác phẩm gốc
  • Hiển thị hoặc phân phối bản gốc công khai

Đọc thêm: Top 9 Phần Mềm Check Đạo Văn Miễn Phí & Uy Tín

Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ về chủ đề “Copyright là gì?” mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp đến bạn nhiều thông tin và góc nhìn hữu ích về chủ đề này.

Nếu bạn có thêm bất kỳ chia sẻ nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để Glints và mọi người cùng biết nhé.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 0 / 5. Lượt đánh giá: 0

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X