×

Bản Kế Hoạch Kinh Doanh: Hướng Dẫn Tạo Một Bản Kế Hoạch Hoàn Chỉnh

Ngày đăng: 27/08/2022 | Không có phản hồi

Ngày cập nhật: 30/01/2023

Bản Kế Hoạch Kinh Doanh Mẫu Hoàn Chỉnh Hướng Dẫn Tạo Một Bản Kế Hoạch Hoàn Chỉnh

Để giúp cho doanh nghiệp của mình có được sự thành công, điều đầu tiên bạn cần làm là lập bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh. Thông qua việc nghiên cứu thị trường, phát triển ý tưởng kinh doanh, tìm hiểu tính khả thi của ý tưởng cho đến những hoạt động kinh doanh hàng ngày mà doanh nghiệp sẽ thực hiện cần phải trình bày rõ ràng, chi tiết trong bản kế hoạch mẫu. 

Vậy làm thế nào để có được bản kế hoạch hoàn chỉnh, đủ ý? Hãy cùng Glints khám phá bài viết hôm nay để có câu trả lời cho thắc mắc của mình nhé. 

Kế hoạch kinh doanh là gì?

Kế hoạch kinh doanh là một công cụ quản trị quan trọng trong các doanh nghiệp. Theo đó nhà lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ vạch ra lộ trình tốt nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp mình và lập thành bản kế hoạch hoàn chỉnh trước khi bắt đầu xây dựng, phát triển doanh nghiệp. 

Nội dung chủ yếu của kế hoạch kinh doanh bao gồm các thông tin, các hoạch định và chiến lược trong tương lai mà doanh nghiệp sẽ thực hiện. 

Quá trình lập kế hoạch kinh doanh bao gồm:

  • Điểm mạnh và điểm yếu bên của doanh nghiệp
  • Cách để cải thiện hiệu quả của các điểm yếu
  • Tìm ra cách thức nó sẽ cạnh tranh với các công ty đối thủ trong tương lai và đặt ra các mốc tiến bộ để bạn có thể được đo lường.
  • Phân tích đối thủ, phân tích thị trường.

Để tạo ra bản kế hoạch kinh doanh cụ thể cần có một quy trình chi tiết với từng giai đoạn cụ thể, một số giai đoạn có thể trùng lặp. 

Vậy nên, dù bạn đã viết kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp mình từ đầu, từ một mẫu kế hoạch kinh doanh đơn giản. Hay làm việc với một nhà tư vấn hoặc người viết kế hoạch kinh doanh có kinh nghiệm, việc lập kế hoạch kinh doanh hằng năm AOP cho các công ty mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và các công ty hiện tại đều giống nhau.

Bản kế hoạch kinh doanh nắm giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp
Bản kế hoạch kinh doanh nắm giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp

Đọc thêm: AOP Là Gì? Vai Trò Của AOP Trong Kinh Doanh Và 7 Bước Xây Dựng AOP Hiệu Quả

Tầm quan trọng của bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh 

Như đã nói ở trên, bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh là tài liệu quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có trước khi đi vào hoạt động. 

Doanh nghiệp hoạt động mà không có kế hoạch kinh doanh rõ ràng thường không thể phát triển bền vững. Trên thực tế, rất ít doanh nghiệp có thể tồn tại lâu dài khi hoạt động mà không có kế hoạch kinh doanh. 

Bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh đem đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể là các nhà đầu tư sẽ đưa ra xem xét nên hay không nên đầu đầu tư quá nhiều tiền vào doanh nghiệp khi dựa vào bản kế hoạch kinh doanh.

Một kế hoạch kinh doanh tốt cần phác thảo tất cả các chi phí dự kiến ​​và những rủi ro có thể xảy ra đối với mỗi quyết định mà doanh nghiệp đưa ra. 

Bản kế hoạch kinh doanh của từng doanh nghiệp sẽ có sự khác nhau, ngay cả giữa các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, hiếm khi nội dung bản kế hoạch có sự giống nhau hoàn toàn. 

Tuy nhiên, trong bản kế hoạch có thể có các yếu tố cơ bản giống nhau, chẳng hạn như: bản tóm tắt điều hành về doanh nghiệp và mô tả chi tiết về hoạt động, sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, các dự báo tài chính. 

Nội dung của một bản kế hoạch cũng nêu rõ cách thức doanh nghiệp dự định sẽ đạt được các mục tiêu của mình trong tương lai được thực hiện như thế nào.

Các yếu tố quyết định của kế hoạch kinh doanh

Ngắn gọn, súc tích

Mục tiêu của bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh phải có nội dung về các vấn đề nội bộ và định hướng phát triển lâu dài. Ngoài ra, bản kế hoạch cũng cần phải liên tục được bổ sung, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện. 

Vậy nên, điều quan trọng trong một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh chính là tính ngắn gọn, súc tích. Nếu bản kế hoạch dày cộm, quá nhiều chữ sẽ khiến cho quá trình bổ sung, chỉnh sửa gặp phải khó khăn. 

Dễ đọc, phù hợp với nhiều đối tượng

Yêu cầu bản kế hoạch kinh doanh của bạn phải dễ đọc, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau như giám đốc, nhân viên, khách hàng, đối tác kinh doanh hay nhà đầu tư, v.v. Và điều hiển nhiên trong số những người đọc không phải ai cũng hiểu hết các thuật ngữ chuyên ngành học từ viết tắt của bản kế hoạch kinh doanh. 

Do đó, để giúp người đọc hiểu được ý bạn muốn truyền đạt bạn cần chọn lọc ngôn từ sao cho phù hợp nhất. Với những từ chuyên môn bạn cần đưa ra giải thích ngắn gọn hoặc chú thích rõ ràng. 

Đơn giản mà chính xác

Đừng đưa quá nhiều số liệu, biểu đồ vào bản kế hoạch bởi điều này chỉ khiến cho người đọc vị rối và mất tập trung vào những chi tiết quan trọng. 

Ngoài ra, đừng quên cung cấp cho người đọc những nội dung quan trọng về lĩnh vực mình đang hoạt động. Và dĩ nhiên phải đi kèm với những dẫn chứng cụ thể để thấy được độ tin cậy và chính xác. 

Thực tế, linh hoạt

Khi xây dựng bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh bạn cần dựa vào kiến thức, cách nắm bắt thông tin cũng như những quy luật khách quan đối với nền kinh tế. 

Không chỉ dừng lại ở đó, trước khi lập kế hoạch kinh doanh bạn cần đưa ra các phân tích tình huống khác nhau để có thể điều chỉnh bản kế hoạch cũng như chuẩn bị kịp thời phương án dự phòng tốt nhất khi thực hiện. 

Khoa học

Bản kế hoạch không chỉ là văn bản hoàn chỉnh về mặt nội dung mà còn là một văn bản chứa đựng nhiều kiến thức chuyên môn như chiến lược, quản trị doanh nghiệp, marketing, bán hàng, kế toán, v.v. 

Vậy nên người lập kế hoạch phải có kiến thức tổng quan về cách ngành nghề. Đồng thời nắm được khả năng phân tích sâu và sử dụng thành thạo các công cụ văn phòng cần thiết để tạo được bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh nhất. 

Đọc thêm: 3D5S Là Gì? Vận Dụng 3D5S Như Thế Nào Trong Quản Trị Kinh Doanh?

Lập một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh với 6 bước 

Nghiên cứu, thu thập thông tin

Khi bắt đầu lập kế hoạch kinh doanh doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu chi tiết về các thông tin như: ngành nghề, thị trường mục tiêu, cơ sở khách hàng hiện tại, đối thủ cạnh tranh và chi phí. 

Để tránh việc bỏ sót các thông tin cần thiết, bạn có thể trả lời các câu hỏi sau:

  • Mục tiêu kinh doanh của bạn là gì?
  • Tình trạng hiện tại của công việc kinh doanh của doanh nghiệp như thế nào?
  • Xu hướng của ngành hiện nay là gì?
  • Đối thủ cạnh tranh của bạn đang làm gì?

Cần có nhiều nguồn thông tin khác nhau, từ cơ sở dữ liệu và các bài báo đến các cuộc phỏng vấn trực tiếp với các doanh nhân, khách hàng tiềm năng hoặc các chuyên gia trong ngành.

Dựa vào thông tin thu thập được bạn sẽ tiến hành lập thành văn bản và sắp xếp cẩn thận, bao gồm cả nguồn trích dẫn cũng cần đưa vào bản kế hoạch kinh doanh của mình.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể phân tích SWOT cho doanh nghiệp của mình để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và rủi ro tiềm ẩn. Điều này sẽ giúp bạn phát triển các chiến lược hiệu quả và làm nổi bật được lợi thế cạnh tranh của mình.

Bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh cần phải nghiên cứu thông tin
Bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh cần phải nghiên cứu thông tin

Lên chiến lược

Sau khi thực hiện xong bước nghiên cứu, thu thập thông tin, bước tiếp theo bạn cần làm là xác định chiến lược tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. 

Bạn có thể chọn phát triển các chiến lược mới hoặc điều chỉnh các chiến lược hiện có đã được chứng tỏ sự thành công trong ngành. Qua đó, rút ra các phương pháp hay nhất và dựa vào đó để mở rộng các hoạt động khác nhau, tập trung chủ yếu vào lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình. 

Lên chiến lược kinh doanh sẽ giúp hình thành một tầm nhìn mới của doanh nghiệp trong tương lai. 

Để đạt được điều đó doanh nghiệp có thể được thực hiện bằng cách thực hiện các cuộc phỏng vấn khách hàng chuyên sâu và hiểu động cơ mua hàng hóa và dịch vụ quan tâm của họ. 

Tìm hiểu sâu hơn về các quyết định về một kế hoạch tiếp thị phù hợp, các quy trình hoạt động để thực hiện kế hoạch và nguồn nhân lực cần thiết cho 5 năm đầu tiên trong quá trình phát triển doanh nghiệp.

Dự tính các vấn đề tài chính

Một bộ báo cáo tài chính đầy đủ cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm cả chi phí và lợi nhuận theo kỳ kế toán (hàng quý hoặc hàng năm). 

Báo cáo tài chính cũng cung cấp một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính hiện tại của công ty, bao gồm cả tài sản và nợ phải trả của công ty.

Đây là một trong những nội dung có giá trị nhất của một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Báo cáo tài chính được xem là bản tóm tắt đơn giản về những gì một công ty làm với tiền của mình hoặc cách nó phát triển từ khoản đầu tư ban đầu để trở nên có lãi.

Lập kế hoạch kinh doanh

Khi tài chính doanh nghiệp đã ổn định, chiến lược phát triển kinh doanh cũng đã được thông qua thì bước tiếp theo bạn cần làm là lập nên một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. 

Sau khi đã thực hiện những công việc cơ bản, việc soạn thảo nên một bản kế hoạch tương đối dễ dàng. 

Nếu bạn gặp khó khăn khi viết kế hoạch kinh doanh, thì có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của một người viết kế hoạch kinh doanh có kinh nghiệm. Người có thể giúp bạn đưa ra kế hoạch cho doanh nghiệp của bạn.

Kiểm tra lại, hoàn chỉnh mẫu kế hoạch kinh doanh

Kiểm tra toàn bộ kế hoạch để tìm ra lỗi hoặc từ ngữ có thể gây nhầm lẫn, thừa hoặc không liên quan đến những vấn đề mà bạn muốn đưa vào bản kế hoạch của mình. 

Bạn có thể phối hợp với các thành viên trong nhóm mà mình quản lý hay các phòng ban liên quan để tiến kiểm tra, hiệu chỉnh lại bản kế hoạch. 

Cuối cùng, hãy đọc kỹ lại chính tả, ngữ pháp và định dạng. Nếu cảm thấy hoa mắt với bản kế hoạch của mình thì nên tạm gác nó sang một bên. Chỉ nên bắt đầu kiểm tra và hoàn chỉnh nó vào một lúc khác khi bạn cảm thấy tốt hơn. 

Đưa bản kế hoạch đến người xem

Bước cuối cùng là đưa kế hoạch kinh doanh của mình đến người xem, và làm sao nổi bật được những điểm chính đã nêu ở trên. 

Nên bao gồm các tài liệu bổ sung sẽ hữu ích cho các nhà đầu tư tiềm năng như thông tin tài chính, sơ yếu lý lịch của các nhân viên chủ chốt hoặc các mẫu tài liệu tiếp thị. 

Đặc biệt hơn khi cung cấp một báo cáo về doanh số bán hàng hoặc hiệu suất tài chính trong quá khứ và những gì doanh nghiệp đã làm để giúp doanh nghiệp phát triển được như ngày hôm nay. 

Đọc thêm: Bí Kíp A-Z Về Cách Lập Bản Đồ Định Vị Thương Hiệu

Cấu trúc của bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh 

Cấu trúc chuẩn

Cấu trúc của một bản kế hoạch kinh doanh chuẩn sẽ bao gồm các phần như sau:

  • Tóm tắt sơ lược dự án 
  • Giới thiệu về doanh nghiệp 
  • Đưa ra những thông tin quan trọng về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
  • Phân tích vi mô, vĩ mô 
  • Kế hoạch sản xuất, marketing, bán hàng, tài chính, nhân sự, v.v.
  • Quản trị rủi ro

Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mình để có thể dễ dàng hơn trong việc xây dựng cấu trúc phù hợp để truyền tải thông tin một cách đầy đủ. 

Phần nào giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được những thông tin đó trong quá trình xem kế hoạch kinh doanh của bạn. 

Xác định nhiệm vụ của từng phần

Đảm bảo được tính logic của bản kế hoạch kinh doanh chính là cách giúp cho bản kế hoạch đảm bảo được tính thực tiễn. Do đó, bạn cần hiểu rõ mục tiêu nhiệm vụ của từng phần và liên kết chúng lại với nhau. 

  • Tóm tắt dự án: Mục tiêu chính của tóm tắt dự án là giúp cho người đọc nắm đầy đủ thông tin về bản kế hoạch kinh doanh. Do đó bản kế hoạch cần trình bày vừa đủ để có thể giúp mọi người hiểu về dự án trong một thời gian ngắn.
  • Giới thiệu doanh nghiệp: Cần cung cấp cho người tìm việc làm biết doanh nghiệp hay là dự án của ai? Mục tiêu doanh nghiệp là gì? Doanh nghiệp sẽ làm được gì và đi tới đâu?
  • Giới thiệu sản phẩm và dịch vụ: Ở phần này người đọc sẽ hiểu rõ hơn về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn đang cung cấp. Thông qua đó sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm ra những điểm đặc biệt có trong sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn.
Cấu trúc của một bản kế hoạch kinh doanh cần rõ ràng, ngắn gọn
Cấu trúc của một bản kế hoạch kinh doanh cần rõ ràng, ngắn gọn

Bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh

Bạn có thể tham khảo mẫu kế hoạch kinh doanh như sau:

bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh 1.1
bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh 1.2
bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh 1.3
bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh 1.4
bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh 1.5

Lời kết

Mong rằng với những chia sẻ hữu ích từ bài viết trên sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về bản kế hoạch kinh doanh mẫu hoàn chỉnh và một số các vấn đề liên quan đến bản kế hoạch kinh doanh. Chúc bạn thành công và có được một bản kế hoạch hoàn hảo nhất cho chính doanh nghiệp của mình. 

Theo dõi Glints để xem thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 4.2 / 5. Lượt đánh giá: 5

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

[jetpack-related-posts]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Khám phá ngay 10k+ công việc mới tại Glints
Nền tảng tuyển dụng hàng đầu Đông Nam Á

X